và không làm được, chỉ có Tử Lộ (môn sinh Khổng Tử, còn có tên là Quý
Lộ) mới có thể hiểu được ….
**Tử Lộ là môn sinh có cá tính dị thường đặc biệt nhất trong các môn
sinh của Khổng Tử, y dám chỉ trích ra những cái y cho là sai của Khổng
Tử. Ngoài ra Y còn rất giỏi trong lĩnh vực chính trị) Bài bát cổ sau của
Trương Nguyên cũng là nói thay lời thánh hiền, nhưng trong đó cũng có
nỗi thâm trầm cảm thán của hắn ta.
Khổng Tử chu du các nước thi hành nhân nghĩa chi đạo, cuối cùng chỉ
có thể về nước Lỗ thu nhận học trò giảng dạy.
Trương Nguyên sinh vào thời này, gặp phải ngăn cơn sóng dữ, so với So
với chuyện Khổng phu tử giúp đỡ Chu Thất còn muốn gian nan gấp trăm
lần a.
Khổng Tử có ý chí kiên định không dời, tuyệt không nguyện thay đổi,
còn hắn thì khác, hắn muốn cùng thế sự này ba chìm bảy nổi, tìm kiếm hết
thảy mọi khả năng cơ hội trong đó.
Hầu Chi Hàn không cần chờ hết thời gian dùng một bữa cơm, Trương
Nguyên đã viết xong hai bài bát cổ, ông ta thấy vậy cười nói:
-Điền tên đầy đủ, kí tên kèm theo rồi giao cho đại đường đi….
Vừa đi vừa lắc đầu mỉm cười, lắc đầu không phải do Trương Nguyên
hành văn bát cổ không được khá, mà là ngạc nhiên thán phục trước tài năng
của Trương Nguyên.
Chỉ hai khắc đã xong hai quyển sách bát cổ chải đầy trang giấy. Đương
nhiên, Trương Nguyên lúc trước đã suy nghĩ rất lâu rồi, nhưng cứ như vậy
không cần nháp, trực tiếp làm bài không sai một chữ, e rằng chỉ có Trương
Nguyên mới làm được như vậy thôi.