Tô Châu thuộc phía nam Trực Lệ, Thiệu Hưng là Chiết Giang, Phạm
Văn Nhược tham gia kì thi hương ở Nam Kinh còn người Thiệu Hưng tham
gia thi hương là ở Tô Châu.
Sách ở Thiệu Hưng được in ấn rải rác đều là sách đen của kì thi hội và
sách đen của kì thi hương ở Tô Châu, đương nhiên những sách lưu hành
này sẽ không in ấn từ sách đen của các tỉnh khác bởi vì nó bán không chạy,
mỗi tỉnh đều có mỗi văn phong khác nhau, quan chủ khảo kì thi hương lúc
chọn lựa bài thi cũng phải suy xét đến cả văn phong của tỉnh..
Trương Nguyên nói:
-Vậy thì thật kỳ lạ, tại sao cuốn bát cổ văn này tôi lại từng đọc qua trong
tập “Tám trăm đề văn mẫu thời Đường” nhỉ?
Phạm Văn Nhược nghi ngờ hỏi:
-Có bộ sách “Tám trăm đề văn mẫu thời Đường” sao? Sao ta lại không
biết nhỉ?
Phạm Văn Nhược là chủ hiệu sách sách phổ của Đại Giang Nam có
tuyển tập văn thời nào mới gã đương nhiên là người nắm rõ mồn một... Tập
“Tám trăm đề văn cổ” chắc chắn là có hơn mười tác phẩm vĩ đại, làm sao
hắn có thể không biết được, hơn nữa Khả Nghi Đường cái tên tiệm sách
này không quen thuộc, chắc là một hiệu sách nhỏ thôi.
Trương nguyên nói:
-Bài “Đại Úy dân chí” trong tuyển tập của Khả Nghi Đường rất giống
với bài mà công tử vừa ngâm, hơn nữa bài văn ta đã đọc thậm chí còn tinh
xảo tuyệt diệu hơn, phía sau bài văn còn chú thích rằng đây là bài thi
Hương hạng ba năm Chính Đức...