-Cho nên thực hiện “ đại úy dân chí”, mục đích là để dân không tố tụng,
hiểu đạo lý. Việc thẩm án cốt lõi là để tìm hiểu nguyên nhân, làm sao cho
tố tụng không tái xuất hiện, dân chúng nể sợ kính phục, từ đó ta có “đại úy
dân chí”, cũng giống như việc bóc thuốc, phải làm cách nào cho dứt bệnh,
bệnh nhân phải tự rèn luyện để không tái bệnh, đó chính là “căn cơ” của
người làm quan, hay gọi là “bản”. Nói cho cùng, cũng chính là vấn đề giáo
hóa và trị lý, người dân có tư tưởng giáo dục tốt, đạo đức khá sẽ tự tránh
kiện tụng. Đây cũng là người “tri bản” .
Tuy nhiên, người đời cầu “bản” cũng không thể bỏ qua “mạt”, người
thầy thuốc bóc thuốc trị bệnh chính là “mạt”, ngoài giáo hóa thì “mạt” là
quan trọng. Tu thân là “bản”, tề gia, trị quốc bình thiên hạ là “mạt”.
Khổng tử nói “vật hữu bản mạt, sự hữu thủy chung”, quan hệ giữa “bản
mạt”, cũng như quan hệ “nhân quả” vậy. Vì thế nếu không có tố tụng, thì
không thể tận minh đức, không thể kiểm điểm hoàn thiện giáo hóa. Nghe tố
tụng chính là đủ tìm rõ căn nguyên sự việc, nắm lấy căn cơ.
Sau khi đọc xong, Trương Nguyên chắp tay với chư vị sơn phòng xã
Phật Thủy, nói:
-Bài “đại úy dân chí” của Phạm cử nhân, chư vị nhân huynh hẳn là đọc
thuộc, tự có thể phân biệt đúng sai, hai đoạn kết của bài ta vừa đọc, khác xa
so với bài của Phạm cử nhân, hai vế sau và đại kết của Phạm cử nhân là:
Tri bản tắc bản chi tự toàn giả, kỳ thủy chung vô bàng lạc nhi chung tất
vô thiên cử chi tệ hĩ, bất canh ngôn thủy chung hĩ; tri bản tắc bản chi tiệm
trí giả, kỳ tiên vô lăng tiết chi thi, kỳ hậu tất vô nghịch chí chi ứng hĩ, bất
canh ngôn tiên hậu hĩ (“Tri bản” là người đó phải tự hoàn thiện học vấn bản
thân mình, lúc bắt đầu không nản chí mà đến cuối cùng không được mắc
bệnh khoa cử, đây là có trước có sau; “tri bản” là người tự hoàn thiện đạo
đức, lúc bắt đầu không được làm trái với lễ giáo, sau đó không được trái