Tôi hỏi: “Cô ấy có gia đình chưa?”.
Ông Bí thư nói: “Liệu có người đàn ông nào chấp nhận cô ta?”.
Tôi nói: “Có thể lấy chồng rồi sẽ tốt hơn”.
Ông Bí thư nói: “Anh nghĩ cô ta chưa lấy chồng à? Hai đời chồng
rồi, đều bỏ”.
Tôi hỏi: “Đấy là trước kia hay hiện tại?”.
Ông Bí thư nói: “Trước đây cũng có, bây giờ cũng có. Nghe nói
hồi ở Mĩ cô ta đã có một đời chồng, là một nhà hóa học, quê Phúc
Kiến, trước lúc về nước hai người bỏ nhau. Về nước được ít lâu cô
ta yêu một nhà quay phim, lấy nhau được ít lâu lại bỏ, bởi cô ta
ngoại tình”.
Tôi lại hỏi: “Người đàn ông kia đâu, cô ta li hôn rồi hai người có
lấy nhau không?”.
Ông Bí thư nói: “Lấy nhau? Cô ta như thế liệu có anh nào tự
nguyện lấy? Cô ta nói với tôi, bây giờ không còn hi vọng gì ở hôn
nhân, là bởi không ai thật lòng lấy cô ta, những người kia chỉ
chơi bời vậy thôi. Cho nên cô ta dứt khoát chọn cuộc sống thoải
mái, tự do phóng túng. Nói thật, chúng tôi là một đơn vị học
thuật, tư tưởng cũng tương đối cởi mở, rất nhiều người đã từng
sống ở nước ngoài, cho nên cũng chấp nhận, chứ nếu ở các cơ
quan khác, liệu đã có còn đến ngày nay không? Chắc chắn cô ta
bị coi là ngọn cỏ độc phải nhổ tận gốc từ lâu rồi. Một người như
thế anh có thể tuyển chọn không? Tôi khuyên anh đừng mạo
hiểm với cô ta, điều này không cần thiết, tôi có thể chịu trách
nhiệm nói rằng, hai đồng chí Tạ Hưng Quốc và Ngô Cốc Bình về
chuyên môn không kém cô ta, cô ta làm được gì thì hai người
này cũng làm được. Hai anh này về mặt tư tưởng và tác phong