hình dung lúc ấy ông đã yếu, tay cầm bút mà miệng thở phều
phào. Nhìn những nét chữ nghiêng ngả, tôi có thể biết cái vẻ
mệt mỏi, tâm trạng nặng nề, chân tay run rẩy của ông. Đây là
lần đầu tiên tôi nhận được di chúc của người quá cố, không ngờ
nó lại chấn động lòng tôi đến vậy. Đọc di chúc, tôi cảm thấy sợ
hãi, từng chữ rõ ràng, sát khí đằng đằng, giống như những ngọn
dao chĩa thẳng vào tim tôi. Tôi khóc, nước mắt rơi lên di chúc.
Di chúc viết như sau:
Cháu Quang, xem ra tôi sắp đi, trước khi đi tôi phải nói với cháu:
chuyện ấy - cháu phải tin vào lời tôi, dù thế nào cũng phải giữ bí
mật cho tôi, không được để lộ cho ai biết. Trần Nhị Hồ. Viết ngày
mùng 1, tháng 3 năm 1987.
Trong di chúc nói “chuyện ấy” là chuyện gì?
Đấy là điều khiến tôi phải suy nghĩ, mà chắc chắn cũng làm cho
Binh phải suy nghĩ. Hôm nay Binh lại gọi điện tới, biết tôi đã
nhận được thư, cậu ta hỏi tôi đấy là việc gì. Cậu ta liên tục gọi
điện cho tôi, cũng chỉ để hỏi “chuyện ấy”. Cậu ta nói, chuyện đó
bố cậu rất quan tâm, cậu ta là con nên cũng muốn biết, mong tôi
giúp đỡ. Tôi hoàn toàn hiểu được tâm trạng của cậu ta, nhưng
cậu ta cũng phải hiểu cho tôi, vì chúc thư giấy trắng mực đen đã
viết rõ ràng, tôi phải giữ bí mật, không được nói cho ai biết.
Trong đó không nói rõ là con hay bất cứ ai có thể có ngoại lệ.
Không có ngoại lệ, thì tôi phải bảo mật, phải kín miệng với tất cả
mọi người. Đấy là nguyện vọng của người quá cố, cũng là điều
cam kết của tôi.
Thật ra, nếu không có lời dặn của người quá cố, tôi cũng không
thể nói với cậu ta, bởi điều ấy có liên quan đến bí mật quốc gia.
Là một đơn vị công tác đặc biệt, có thể nói bí mật của 701 chúng
tôi là hình ảnh, là nhiệm vụ, là sinh mệnh, là quá khứ, là hiện