tại, là tương lại, là tất cả. Mà sư phụ của tôi - cha của Trần Tư
Binh - ông Trần Nhị Hồ, công việc của ông là trái tim của 701, là
bí mật của bí mật, tôi làm sao có thể nói cho người khác biết?
Không thể. Dù là con cũng không thể. Dù là ông trời cũng không
thể. Sự thật thì, tôi biết chuyện không được nói với “ai” trong di
chúc không phải chỉ chuyện Bỉnh, mà còn là người trong Cục
Giải mã. Đúng vậy, người nội bộ, là người trong đơn vị cũ của
tôi. Không ai biết, chỉ tôi biết “chuyện ấy”. Không phải là bí mật
của Cục Giải mã, mà là bí mật của cá nhân sư phụ tôi, là bí mật
của ông đối với tổ chức, đối với Cục Giải mã, đối với 701. Chuyện
là vậy.
Trong đơn vị 701, sư phụ tôi không phải là người bình thường,
mà là người nổi tiếng, vinh quang cả cuộc đời ông mọi người
trong đơn vị 701 cộng lại cũng không bằng. Những vinh dự ấy
khiến ông tỏa sáng, dù ông đã qua đời nhưng 701 vẫn không
quên ông, vẫn nhớ đến ông, tôn kính ông. Tôi tin rằng, lễ truy
điệu ông rất long trọng, nước mắt của người 701 chắc chắn sẽ vì
ông chảy mãi, mà ít nhất có một nửa những điều đó được xây
dựng trên cơ sở “chuyện ấy” - chuyện mọi người không biết. Bây
giờ tôi là người duy nhất biết “chuyện ấy”, tại sao trước lúc qua
đời ông lại cẩn thận di chúc lại cho tôi, điều này cũng dễ hiểu.
Thật ra, trước đây qua nhiều hình thức ông đã nhiều lần dặn tôi
rồi. Tức là, nếu không có di chúc, tôi cũng sẽ không nói với ai, kể
cả con trai ông. Nói thật, Binh không đủ tư cách để biết chuyện.
Ấy là tôi nói về tư cách.
Tất nhiên tôi cũng đã nghĩ, tôi từ chối sẽ làm Binh khó chịu, khó
chịu như có một vật lạ nổi cộm trong người. Có thể từ nay về
sau, Binh và cả những người thân khác của ông Hồ sẽ bị tờ di
chúc trên tay tôi làm cho tâm tư rối bời, lo lắng, canh cánh bên
lòng. Bản di chúc trùm lên họ một bầu không khí mờ mịt, một
bóng đen, họ không hiểu và không cho phép người quá cố là chỗ