cũng do yêu cầu của bản thân. Hồi ấy tôi mới lấy vợ, nơi này gần
thành phố vợ tôi làm việc, gần được nửa chặng đường. Cho nên
dù nhiều người không muốn về đây, nhưng tôi là một trong số
rất ít người yêu cầu được về, lí do là để gần nhà. Tôi còn nhớ,
đêm trước khi rời thung lũng, ông Hồ tặng tôi một cuốn sổ tay,
trang đầu có ghi lời tặng của ông như sau:
Anh và tôi cùng sống trong bí mật, có những bí mật cần chúng ta
giải mã, có những bí mật cần chúng ta giữ kín, sự nghiệp của chúng
ta cần vận may. Chân thành chúc anh thành đạt trong sự nghiệp.
Từ đấy về sau, sư phụ luôn ở bên tôi thông qua cuốn sổ tay. Tôi
tin ông cho tôi cuốn sổ tay và bút tích của ông mục đích là nhắc
nhở tôi phải giữ kín “chuyện ấy”. Nói một cách khác, đấy là lời
nhắc nhở đặc biệt của ông đối với tôi khi đến một nơi khác, so
với lời di chúc tất nhiên uyển chuyển, khéo léo hơn. Nhưng dù
thẳng thắn hay uyển chuyển, tôi cũng đều cảm thấy “chuyện
ấy” là sức ép đối với ông. “Chuyện ấy” đã đem lại vinh quang to
lớn cho ông. Mà cũng để lại cho ông nỗi lo lắng nặng nề, sợ tôi vô
tình hay hữu ý để lộ chuyện. Trong tình huống đó, với những cơ
hội khác nhau, ông nhắc nhở tôi. Nhưng nhắc nhở trong di chúc
tôi cho rằng ông tỏ ra thất sách. Trước hết, ông nhắc nhở tôi đã
đủ lắm rồi, khỏi cần nhấn mạnh thêm; thứ nữa, cái cách nhấn
mạnh này - di chúc - rất không thích hợp, có gì đó giống như
“lạy ông tôi ở bụi này”.
Nói thật, đây là chuyện giữa hai chúng tôi, không ai biết, không
ai hỏi, như vậy là đủ, sau này sẽ có thêm bao nhiêu Binh nữa? Di
chúc đã bóc vỏ ngoài của cái bí mật vốn được gói kín, rõ ràng là
gây bất lợi đối với cái bí mật mà tôi đang giữ. Tôi không biết đã
có bao nhiêu người đọc bản di chúc này rồi? Nhưng tôi biết phải
có người đọc, có bao nhiêu người đọc sẽ có gấp bội số người như
Binh đến tìm hiểu bí mật ở tôi, nhằm thử thách lòng trung