nhưng là một ngày mà bao năm nay tôi mong đợi. Ngày đó thật
kì diệu, kì diệu như thần linh giáng trần, tôi vừa cảm thấy khó
tin, lại cảm thấy vui vì không thể không tin. Tôi hiểu thế nào là
hạnh phúc, đấy là điều anh mơ tưởng xuất hiện vào lúc không
thể ngờ tới, đấy là hạnh phúc. Cảm giác ấy rất chân thật, rất ấn
tượng, giống như dùng mũi dao khắc lên xương một con chữ
tượng hình khiến toàn thân cuồng dại, cảm giác ngay lúc ấy trở
thành điểm sáng trong dòng sông kí ức, vĩnh viễn toả sáng xung
quanh, tươi mới như thuở ban đầu. Có thể tôi để cô hiểu hoàn
cảnh lúc bấy giờ, như vậy cô sẽ hiểu tâm trạng tôi hơn. Tôi
không rõ cô hiểu bao nhiêu về Cục Bảo mật của Quốc Dân Đảng,
kể cả những hoạt động của nó, liệu có cần tôi nói sơ qua không?
Đấy là tổ chức đặc vụ bí mật của Quốc Dân Đảng, phụ trách ám
sát, thu thập tin tức tình báo, nó ra đời vào mùa xuân năm 1932
tại Nam Kinh, lúc đầu có tên “Phòng Đặc vụ phục hưng dân tộc
Trung Hoa”, về sau phát triển lớn dần và đổi tên thành “Cục
Điều tra Thống kê Ủy ban quân sự Quốc Dân Đảng”, gọi tắt là
Cục Điều tra, tổng hành dinh đặt tại Trùng Khánh, dưới có các
chi nhánh tỉnh và thành phố. Tổ chức rất lớn, thanh thế rất
mạnh, quyền lực rộng khắp, đầu sỏ là đặc vụ Đới Lạp, một tên
đặc vụ độc ác thâm hiểm khét tiếng, rất được Tưởng Giới Thạch
trọng dụng, dưới quyền hắn Cục này một thời leo lên đến đỉnh
cao quyền lực. Tháng Mười năm 1946, Đới Lạp chết ít lâu, Cục
Điều tra trở thành Cục Bảo mật của Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu
não từ Trùng Khánh dời về Nam Kinh, Trưởng phòng Hai của
Bộ Quốc phòng là Trịnh Giới Dân được bổ nhiệm làm Cục
trưởng, Mao Nhân Phượng đành chấp nhận chức phó. Sau một
năm, Trịnh bị Mao hất cẳng, Mao được thăng chức Cục trưởng.
Tổ chức này là bàn tay đen mà Tưởng Giới Thạch rất thích thú,
cũng là kẻ thù của những người hoạt động bí mật chúng tôi, rất
nhiều tổ chức của chúng ta bị chúng phá vỡ, rất nhiều đồng chí
bị sát hại, trong đó có tướng Cát Hồng Xương, Đặng Diễn Đạt,