họp, nhân đấy có thể đề nghị tổ chức xét lại quyết định đối với
mẹ cô. Hồi ấy, tôi mong mẹ cô sinh con, thứ nhất vì biết mẹ cô có
nguyện vọng ấy, chúng tôi phải tôn trọng; ngoài ra, như tôi vừa
mới nói, cách mạng có thể sắp thắng lợi, không cần phải hi sinh
như thế.
Nhưng khi nhìn kĩ mảnh giấy trong tay, tôi lại cảm thấy có gì đó
không hợp lý. Bởi, bình thường cuộc họp do mẹ cô thông báo, có
lúc không báo cho tôi, mẹ cô đi họp về, sẽ truyền đạt những ý
kiến có liên quan đến tôi. Nhớ lại chỉ một lần, mẹ cô có việc
không thể đi dự, tôi đi thay, đấy là chuyện nửa năm trước. Tôi
còn nhớ, trong cuộc họp ấy, cuộc họp lần thứ ba tôi tham dự, tôi
phát hiện thiếu một đồng chí, thiếu đồng chí sinh viên trẻ, cô
vẫn nhớ chứ?
Đúng, chính là cậu ta, cậu ta có cái bớt đỏ trên trán. Tôi nhớ ra
rồi, biệt danh của cậu ta là Bán Nguyệt. Có thể trên đây tôi đã
nói, cậu ta trẻ nhất trong số chúng tôi nhưng là người gặp nạn
đầu tiên, hi sinh năm hai mươi tuổi, sự hi sinh của cậu ta khiến
tôi hiểu rằng, những người công tác bí mật chúng tôi không sợ
chết, vì cái chết không thật, rất mờ nhạt. Có một câu nói thế
này: Luồn sâu vào lòng địch, buổi sáng dậy thấy mình còn sống,
đấy là điều vô cùng hạnh phúc.
Đúng vậy, sinh mệnh đối với chúng tôi giống như cầu vồng trên
trời dễ tan biến. Ánh nắng, hơi nước, thậm chí vị trí đứng, góc
nhìn, tất cả những thứ đó chỉ cần lệch đi một chút đều có thể
làm cho cầu vồng biến mất. Sinh mệnh của chúng tôi quý báu
và buồn như vậy là bởi mỗi hành động của chúng tôi đều có thể
là mối nguy hiểm không thể vãn hồi. Có lúc, chúng tôi phải tự
cắt động mạch, cổ họng, cắn lưỡi hoặc uống một viên thuốc cực
độc để kết liễu đời mình. Cho nên, mọi người nói, làm một tình
báo chẳng khác nào cho một chân vào cửa địa ngục, chân kia rất