tôi bị bắt, cũng tức là người đeo kính chạy ra tắt đèn, cũng tức là
người đưa chúng tôi xuống hầm chạy trốn, có thể đấy là đồng
chí A.
Chính là người ấy, nhưng tôi không chú ý người ấy thế nào, chỉ
mơ hồ cảm thấy đấy là một người cao lớn, mặc cái quần rộng
thùng thình màu ghi nhạt rất mốt thời bấy giờ, bởi tôi chui qua
chân anh ấy, cho nên chỉ nhớ đặc điểm cái quần. Quả thật là một
chuyện tức cười, một người tôi ngưỡng mộ, một người rất muốn
làm quen, hơn nữa cơ hội để tôi làm quen ngay gần kề, nhưng
tôi chỉ nhớ nổi màu sắc và hình dáng cái quần. Ôi, đời người là
vậy, nhầm lẫm sai sót chết người, thật sự đáng tiếc. Trong đời có
nhiều chuyện đáng tiếc, ngồi với bố cô dưới một mái nhà mà
không nhận ra, quả là việc đáng tiếc trong đời tôi.
Theo lời mẹ cô kể, mẹ cô quen bố cô trên chuyến tàu thủy đi
Pháp, đấy là mùa xuân năm 1939 hoặc 1940, tôi không nhớ rõ
lắm. Hồi ấy, bố cô đã là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, 30
tuổi, mẹ cô mới hơn hai mươi, du học tại Mĩ. Khi tàu đến Tây
Ban Nha, bố cô lên bờ trước, vậy là hai người chia tay. Về sau, bố
cô về Nam Kinh, đi lại thân thiết với Dương Phong Mậu, bác của
cô, rõ ràng đã tạo điều kiện để mẹ cô gặp lại bố cô. Tôi nghĩ, bác
Mậu của cô là nhân vật quan trọng tác thành cho hôn sự của hai
người. Nhưng họ gặp lại nhau hồi nào, yêu nhau hồi nào, cưới
nhau hồi nào... tất cả những chuyện ấy tôi đều không biết. Tôi
đoán chừng, hai người cưới nhau trước khi mẹ cô đến Nam
Kinh, sở dĩ mẹ cô về Nam Kinh công tác là để cùng chồng kề vai
chiến đấu. Theo tôi biết, trước đấy mẹ cô làm việc trong Sở Hiến
binh Quốc Dân Đảng tại Thượng Hải, mẹ cô về đây là do Dương
Gia Hổ, Tư lệnh Hiến binh đề xuất.
Tôi vừa nói, bác Mậu của cô ủy nhiệm cho tôi làm đại diện của A,
đồng thời giao quyền sinh quyền sát cho tôi. Cô biết đấy, xưa nay