Tôi nói: “Có nghe nói”. Người này ở Liên Xô là một tên tuổi lớn,
là một kì nữ, thành tựu toán học rất cao, mà cũng rất kiêu ngạo.
Nghe nói, một hôm Staline mời bà ăn cơm, bà từ chối vì bận
xem một trận cầu. Tất nhiên về sau bị Staline trù dập, phải lưu
vong sang Mĩ.
Liễu hỏi tôi: “Bà ấy sang Mĩ làm gì, anh có biết không?”.
Tôi nói: “Biết, giúp Mĩ soạn thảo mật mã”.
Liễu nói: “Xem ra anh biết rõ bà ấy nhỉ? Bà ấy là bạn học thời
sinh viên của ông Androv, thầy dạy anh, quan hệ giữa họ rất
thân thiết”.
Tôi nói: “Đúng vậy, thầy Androv thường nhắc đến bà. Anh nên
biết, sau ngày sang Mĩ, bà ấy giúp Mĩ thiết kế một bộ mật mã có
tên là Khó khăn của thế kỉ, nghe nói đấy là một trong những mật
mã khó nhất thế giới, nhưng quân đội Mĩ không dám dùng, vì
bà ấy là người Liên Xô”.
Liễu bảo có biết chuyện ấy, anh hỏi tôi: “Anh có biết mật mã ấy
về sau ở đâu không?”.
Tôi nói: “Không biết!”.
“Tôi biết”. Nói xong, anh vừa lục tìm tài liệu đưa cho tôi xem,
vừa nói: “Hiện tại, nhiệm vụ của chúng ta phá khóa mật
mãQuang phục số Một thật ra là mật mã Khó khăn của thế kỉ do
chính tay bà L. Skin nghiên cứu lập nên”.
Tôi chưa dám tin.
Nhưng sự thật là thế. Nói như Liễu, người Mĩ không dám dùng,
bỏ cũng tiếc, nên họ chuyển cho phía Đài Loan, Quốc Dân Đảng
coi nó như bảo bối. Tập tài liệu từ trong tay tôi rơi xuống...