— Tại sao mày lại làm thế? Tại sao mày lại bắn nó?
Người kia chĩa họng súng về phía ông.
— Bọn mọi rợ, bọn mọi rợ, chúng ở đâu?
— Ở bên bờ bên kia, họ không đuổi theo mày đâu.
Thở phào nhẹ nhõm, hắn hạ súng xuống, Antonio nhân dịp đó bắn cho
hắn một mũi tên bằng ống phi tiêu của mình.
Hắn ta bị thương, lảo đảo nhưng không ngã. Không còn cách nào khác
là đánh nhau tay không. Hắn rất khoẻ, nhưng ông cũng giật được khẩu súng
ra khỏi tay hắn. Ông chưa bao giờ dùng súng, nhưng khi nhìn thấy hắn sờ
soạng để tìm con dao, ông không ngần ngại bóp cò, tiếng nổ làm xôn sao
những bầy chim rừng hoảng sợ.
Ngạc nhiên về hiệu quả của phát súng, ông xáp tới gần kẻ xấu số. Hắn
nhận đủ hai viên đạn vào giữa bụng, quằn quại trong đau đớn. Không quan
tâm tới những tiếng rên la, ông nắm cổ chân hắn kéo ra phía bờ sông. Ngay
từ quãng đường đầu tiên, ông nhận thấy kẻ bất hạnh đã tắt thở.
Những người thổ dân chờ ông bên bờ bên kia. Họ giúp ông kéo cái xác
khỏi mặt nước, nhưng khi nhìn thấy cái xác chết, họ bắt đầu những lời than
khóc mà ông không thể giải thích nổi.
Họ không khóc vì kẻ lạ mặt mà họ khóc vì Nushino.
Antonio José Bolivar không phải là một người như bọn họ, nhưng cũng
là một người như bọn họ. Chính vì thế, ông phải giết kẻ thù bằng một mũi
lao tẩm thuốc độc sau khi đã cho phép đối thủ của mình được chống trả một
cách dũng cảm. Bị tê liệt dần dần bởi chất độc, tất cả thần khí của hắn ta sẽ
được ghi lại trong nét mặt, để rồi sau đó được giữ lại mãi mãi trong cái đầu