LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 59

CHƯƠNG 4

ÐẠO VÀ THẾ GIỚI SIÊU VIỆT

1. VẤN ĐỀ THƯỢNG ĐẾ VÀO THỜI TRUNG HOA CỔ ĐẠI:

a) Đặt vấn đề:

“Đạo thì trống không... Đạo như vực thẳm... dường như là tổ tông của

vạn vật” (c. 4).

Tổ tiên là một tiếng linh thiêng trong văn hóa Trung Hoa, đến nỗi có

những học giả cho rằng việc thờ kính tổ tiên là hình thức tôn giáo sơ thủy,
và tôn giáo sơ thủy ở Trung Hoa không có gì khác hơn là việc thờ kính tổ
tiên. Do đó, khi Đạo Đức Kinh gọi Đạo là tổ tông của vạn vật, thì ta thấy
được ý nghĩa rất quan trọng mà Đạo Đức Kinh muốn nói về Đạo. Tổ tông,
không nhất thiết phải chỉ về người cha, nhưng cũng có thể chỉ về mẹ, hoặc
cả cha cả mẹ; giống như cách nói trong truyền thống Trung Hoa gọi Trời
hoặc vua quan là cha mẹ của dân.

Lão Tử không biết Đạo là con ai. Còn ai nữa là cha là mẹ của Đạo vĩnh

cửu, vô danh, vô hình tượng? Ngoài Đạo ra, thì chỉ còn trời và đất và thế
giới vạn vật. Thần linh và thiên đế (dieux) cũng thuộc về thế giới vạn vật;
và tất cả đều có sau Đạo, vì Đạo là gốc rễ của trời và đất, là mẹ của vạn vật.
Do đó, chúng không thể nào là cha là mẹ của Đạo. Vả lại, làm sao chúng có
thể là cha là mẹ của Đạo, khi chính Đạo lại là “gốc tự mình”, là gốc tự
nhiên sáng tạo, là bản thể thâm viễn nhất của chính mình? Cùng ra thì chỉ
còn lại hai thẩm cấp, đó là Thiên (hiểu theo các kinh điển) và Đế hay
Thượng đế được hiểu là Đấng Tối cao, là Chủ tể, là Chúa. Nhưng Lão Tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.