LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 74

này, áp dụng cho trường hợp những người yếu hèn và bị áp bức sẽ thắng
những người hùng mạnh đàn áp. Đó cũng là tư tưởng nằm lòng trong
truyền thống Trung Hoa, được ghi lại rất nhiều trong kho tàng văn học, triết
lý, tôn giáo và nghệ thuật ( Đạo Đức Kinh 76; Nam Hoa Kinh IV: 4-7). Tư
tưởng này cũng không xa lạ với truyền thống Kitô giáo qua Thánh Kinh
Cựu Ước cũng như Tân Ước , khi Kinh Thánh nói về sự chúc phúc cho
những kẻ nhu mì nghèo khó, về những kẻ đầu hết sẽ nên cuối hết và những
kẻ cuối hết lại lên đầu hết (Mathew 5: 2-12; 19: 30; xem thêm Luca 1: 46-
55).

2. BIẾT NHƯ CON TRỐNG, GIỮ NHƯ CON MÁI... (TRI KỲ

HÙNG, THỦ KỲ THƯ)

“Yếu mềm là cái dụng của Đạo” (c. 40). Câu này hàm chứa một ý nghĩa

sâu xa hơn chỉ là nghĩa sinh học “mềm yếu thắng cứng mạnh”. Chương 40
Đạo Đức Kinh (gồm chỉ 4 câu) đưa ra hai khía cạnh siêu hình của Đạo: Sự
trở về và sự phát sinh cái Có từ cái Không. Trong bối cảnh siêu hình đó, thì
đặc tính yếu mềm cũng phải mang một tính cách không chỉ máy móc, cơ
học hay sinh lý hóa. Vấn đề không phải chỉ là yếu mềm, mà là vấn đề “tính
nữ”. Yếu mềm chỉ là cấp thang dưới; ngôi nhà phía trên là sự hoàn thành,
sự toàn thắng của tính nữ. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào Đạo. Sau đây là
những hình ảnh và ẩn dụ về tính nữ mà cũng là về Đạo: khe lạch, nước,
biển, đất bằng, chim mái hoặc đơn giản là nữ tính.

Khe lạch (c. 28, 32, 39, 66):

Là tượng trưng cho sự đón nhận và sẵn sàng trong khiêm tốn. Có khi nó

còn là biểu hiện cho sự trống không, sự sâu thẳm hết đo lường (c. 6, 41).

Nước :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.