Tượng trưng cho lòng từ vô vị kỷ, sự làm ích làm lợi của sự vật. Nước
tìm đến chỗ thấp, nơi mà người ta thường xa tránh; nhưng chính vì thấp mà
nước có lợi (c. 8, 78). Nhờ thế mà nước mạnh, mạnh nhất; mặc dầu nước là
mềm yếu nhất trong vạn vật.
Biển :
Chính vì ở dưới thấp, mà ngọn nguồn sông lạch đều đổ về (c. 66). Đạo
được sánh với nước: Đạo sánh với thiên hạ như sông biển với suối khe (c.
32); đất bằng cũng giống biển cả: vì là chỗ thấp nên là chỗ hợp lại của thiên
hạ, là giống cái của thiên hạ (c. 61); nhờ yên nhờ tĩnh, mà giống cái thắng
được giống đực (c. 61). Trong chương 6: giống cái được ví với thần hang,
đó là tính nữ sâu xa thâm viễn được gọi là “huyền tẫn”; huyền tẫn là mẹ
mầu nhiệm, là lạch nước trong hang; và cửa của huyền tẫn là cội rễ của đất
trời (c. 6). [Nguồn: blog.paopevil.com]. Và đây là một chuyển đi từ tính nữ
đến Đạo: Đạo cũng được gọi là cội rễ của vạn vật (c. 16).
Hình ảnh cuối cùng nói về tính nữ:
Được diễn tả trong chương 28 và 10. Trong cả hai chương này, tính nữ
được trình bày như là lý tưởng: thực hiện tính nữ với đầy ý thức, nhưng
không bỏ quên tính nam; rất ý thức về chỗ cao của mình, nhưng vẫn lựa
chọn chỗ thấp; biết rất rõ chỗ sáng của mình, nhưng vẫn muốn dừng lại chỗ
mờ tối. Đó là con đường trở về trẻ thơ, về mộc mạc, chất phác, hồn nhiên
và an nhiên. Con người như thế đối với thế giới, thì giống như khe lạch đối
với sông ngòi: Biết như con trống mà vẫn giữ như con mái, là làm như khe
nước cho thiên hạ (c. 28).
Trong chương 10: “biết làm như con mái” được xếp vào một bậc với “trở
nên trẻ thơ” và “trở về vô vi”. “Được như trẻ sơ sinh” và “làm như không
làm” được ca tụng giống như “làm như con mái”. Lão Tử so sánh thái độ
này với tính vô vị kỷ vừa rất khiêm tốn vừa rất đại lượng: “Sanh đó, nuôi