(Xem: Cuộc đối thoại giữa D.T. Suzuki và Thomas Merton năm 1959 về
“Khôn Ngoan và Hư Tâm” [Sagesse et Vacuité], in lại: Thomas Merton:
Zen, Tao et Nirvana, Paris 1970, 105-145).
b) Là một nhà huyền nhiệm:
Lão Tử cũng như tất cả các nhà huyền nhiệm khác, không chứng minh
học thuyết của mình bằng những luận cứ của lý trí. Từ ngữ và lời lẽ của
Lão Tử dụng ý mờ tối, nhiều nghĩa, có thể nắm bắt được trên nhiều bình
diện khác nhau. Lão Tử cảnh cáo việc lạm dụng giác quan và các trò săn
tìm làm mất đi cuộc sống nội tâm (c. 12); đó có thể là một thái độ luân lý,
nhưng cũng còn có nghĩa là một lối sống tinh thần, và sau nữa là một bước
đi trên đường tiến tới thế giới xuất thần huyền nhiệm; vì trong cuộc sống
huyền nhiệm, điều kiện trước tiên là phải tẩy luyện tâm hồn (purification),
nghĩa là tâm hồn phải trở nên trống không.
Chương 10 và 52 cũng diễn tả một tư tưởng tương tự, nhờ đó mà thấy
được chỗ vi tế, nghĩa là được sáng, được cái sáng của Đạo và trở về cõi
sáng của mình; một huyền nhân Tây phương có nói: “Bóng tối chói lọi
vượt hẳn mọi hiểu biết của giác quan và lý trí” ( Madame Hélyot , theo:
Brémond, Histoire littéraire du sentiment religieux en France V , 321, trích
dẫn trong: Louis Bordet, Religion et Mysticisme , trg. 24).
Cuộc sống huyền nhiệm sâu rộng và có nhiều cấp bậc: từ suy tư, quán
tưởng, trầm mặc, chiêm nghiệm... cho đến xuất thần. Lão Tử là một huyền
nhân, nhưng đến mức độ nào? Trang Tử có một vài đoạn trong Nam Hoa
Kinh (XXI: 4) hé cho ta một cái nhìn: “Khổng Tử một ngày kia đến thăm
Lão Đam (tức Lão Tử), thấy Lão Đam đứng trơ trơ không ra một người
sống nữa. Khổng Tử bèn lui ra, đứng đợi. Một lát sau, vô và nói với Lão
Đam: Ảo giác chăng hay thực chăng? Lúc nãy thân thể tiên sinh trơ trơ như
cây khô, như thể tiên sinh đã rời bỏ ngoại vật, thoát li nhân gian mà một