mình một cõi vậy. Lão Đam bảo: Tôi tiêu dao ở chốn cội nguồn của vạn vật
” (theo
M. Kaltenmark; còn R. Wilhelm và Nguyễn Hiến Lê thì dịch: Tôi tiêu
dao ở thời vạn vật chưa sanh ).
Câu chuyện trên đây không nhất thiết có tính lịch sử, nhưng có tính hiện
thực. Lão Tử cũng như một số huyền nhân Đạo gia, đã có những kinh
nghiệm huyền nhiệm trong cuộc sống. Câu: “tiêu dao ở chốn cội nguồn của
vạn vật” diễn tả được những điều chính yếu của huyền nhiệm Đạo giáo. Đó
là trở về với sơ thủy của vạn vật, về mẹ của muôn loài, về gốc rễ ngọn
nguồn của sự sống, hợp một và đồng nhất với vĩnh cửu trong hiện tại, về
với Đạo.
c) Thể hiện sự khôn ngoan của hư tâm:
Khái niệm và thể hiện nơi chính bản thân mình sự khôn ngoan của hư
tâm đơn phác vô tội và sự huyền nhiệm hợp nhất với Đạo là nguồn cội và
cùng đích của sự sống. Lão Tử đã và vẫn còn có thể là một hiền nhân và
huyền nhân rọi bước cho cả chúng ta đi tìm sự khôn ngoan trọn vẹn để đem
lại sự sống, ẩn náu và an trụ cho con người.
2. LÒNG TỪ:
Tư tưởng nòng cốt của Lão Tử − đối với một số rất đông các học giả và
độc giả, Đông phương cũng như Tây phương (B. Brecht) − là tư tưởng
“mềm yếu thắng cứng mạnh” (c. 36, 40, 76, 78). Tư tưởng này liên hệ đến
cả những tư tưởng khiêm nhu, lấy nhỏ bé làm gốc (c. 39, 22, 10), tình mẹ
nuôi dưỡng đùm bọc (c. 52, 34, 25, 20), tính nữ tĩnh mặc nhưng là chỗ thu
hợp lại cả thiên hạ, như khe lạch sông biển (c. 61, 59, 52, 28, 10, 6). Nhưng
điều gây ngỡ ngàng nhất là, − trong thế giới hỗn loạn của thời Xuân Thu −
Chiến Quốc và trong thời gian Khổng giáo chủ trương lấy “chính trực