Lý do của những cách gọi này, đối với các nhà thần học và huyền học
Kitô giáo trên đây, là Đức Chúa Trời quá lớn để có thể bị thu ép vào trong
danh xưng như một con người, một thân vị. Vả lại, Kinh Thánh Do Thái và
Kitô giáo có nói: “Ngươi chớ tạc tượng thần” (Xuất Êdíptô 20: 4; Phục
Truyền 27: 15). Tên, danh xưng, con người (personne), thân vị... đều là
những “tượng thần” (ý niệm) bên cạnh các “thần tượng” bằng vôi gạch đất
đá!
Đức Chúa Trời của Kitô giáo thường được khái niệm như một “Thượng
đế được nhân cách hóa”; Ngài không phải là một con người, nhưng được
xem như một “Siêu nhân”. Mặt khác, Đức Chúa Trời của đạo Do Thái và
Kitô giáo − mặc dầu Ngài không phải là một người đàn ông hoặc có giới
tính − nhưng vẫn được khảng khái khái niệm như một mẫu hình có nam
tính, dĩ nhiên do ảnh hưởng của văn hóa phụ hệ Do Thái thời xưa. Và một
khi được xem là một Ông Chúa nam nhi, thì Đức Chúa Trời của Do Thái
giáo và Kitô giáo cũng mang lấy những đặc tính của một Ông Chúa nam
giới của Á châu độc chúa khắc nghiệt. Và cho dầu vị Chúa đó có được
trang điểm với một áo choàng công chính tuyệt đối và một lòng thương xót
thẳm sâu đi nữa, thì những đặc tính cơ bản nam giới vẫn mang những hình
dạng khắc khổ và nghiêm nghị làm cho người ta không phải “kính sợ” cho
bằng “kinh sợ”.
Trong khi truyền thống Kitô giáo lấy “con người nam giới” làm mẫu lý
tưởng cho Thực tại tối cao và tối hảo, thì Đạo giáo lại đi tìm mẫu lý tưởng
về Thực tại tối cao và tối hảo đó trong giới thiên nhiên. Vừa không thần
thánh hóa mà cũng không nhân cách hóa vũ trụ vật chất này, Lão Tử đã tìm
thấy nơi gỗ chưa đẽo gọt (c. 15, 19, 28, 32) hoặc nước chảy xuống khe lạch
thung lũng là hình ảnh cho sự trọn hảo, một sự trọn hảo tỏ ra nơi việc làm
cho mình nên trống không và khiêm nhu thấp bé. Nếu có ai nghĩ đến khái
niệm của Kitô giáo về tính siêu việt đã trấn át đi cả bản tính và sức mạnh tự
nhiên của thế giới vật chất này, thì lúc đó họ mới cảm nhận được cái hố rất