LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 85

Thân vị và thân vị:

Tương quan đối thoại, cách xưng hô, cách đặt tên... không nhất thiết

đồng nghĩa với việc xác quyết hoặc phủ nhận thân vị. Đây là kinh nghiệm
thường nhật của người Á Đông: mặc dầu đang chuyện trò mặt giáp mặt, có
những hoàn cảnh người Á Đông vẫn không theo kiểu Tây phương để nói
thẳng “moi − toi”, “je − tu”. Nhất lại là khi thực tại mình đối diện là một
thực tại quá cao cả, quá thâm viễn, quá lạ lùng, không diễn tả nên lời,
không biết gọi ra tên.

Lão Tử nói: Cái Đó lớn quá, yên lặng, trống không, đứng riêng mà

không đổi, đi khắp mà không mỏi, sâu như vực thẳm, dường như tổ tông
của vạn vật, có thể là mẹ của thiên hạ, thiên hạ gọi là Đại, ta không biết nói
năng thế nào, chỉ biết tạm gọi là Đạo (c. 4, 25, 67).

Một số giáo sĩ truyền giáo Tây phương − kể cả các giáo sĩ địa phương đã

Tây phương hóa − không nắm được các quy luật của khoa ngôn ngữ học
cũng như những đặc thù văn hóa của phương Đông, nên đã vội vàng lên án
người Á Đông là “vô thần”, là không có quan niệm về “thân vị”, trong khi
có lẽ nên đặt lại câu hỏi cho chính họ rằng, những xúc động trước một
Thực tại tối cao thâm viễn như trường hợp của Lão Tử, họ đã có lần nào
trong đời trải nghiệm được chưa?

Nhưng cũng còn may cho các nhà thần học Kitô giáo phương Tây, hoặc

Tây phương hóa, rằng trong truyền thống thần học và huyền học Kitô giáo
đã từng có những cách kêu tên “vô danh” như thế. [Nguồn:
blog.paopevil.com]. Tên Đức Chúa Trời của Kitô giáo được nhà huyền
nhiệm Meister Eckhart gọi là “Thiên Chúa Tính” (Gottheit), Jakob Boehme
gọi là “Vực thẳm” (Ungrund), Angelus Silesius gọi là “Không” (Nichts),
nhà thần học hệ thống Paul Tillich gọi là “Thiên Chúa Tính” hoặc “Thiên
Chúa trên Thiên Chúa” (Gottheit, Gott ueber Gott).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.