trong cuộc đối thoại và đa thoại giữa các nền văn hóa sẽ càng giúp bản thân
tìm ra căn tính thâm sâu và đích thực của chính mình. Phương Đông và
phương Tây nay có thể tiếp cận và bổ sung nhau như thế nào trước thực tại
của hiện hữu, của Tồn tại, điển hình ở đây qua trung gian chương 47 của
Đạo Đức Kinh ?
Bài viết mà chúng tôi biên dịch sau đây là của tác giả Karl Albert (1921
− 2008), giáo sư triết học Đức, như chúng tôi đã trình bày trong Lời nói đầu
của tập sách này. (Tên bài viết: Östliche Mystik und westliche Philosophie.
Interpretationen zu Lao-tse, Kap.47 , in: Ctg, Philosophie der Philosophie,
Academia Verlag Richarz, Sankt Augustin, Germany, 1988, 605-614).
***
ĐÃ CÓ NHỮNG SO SÁNH GIỮA HUYỀN TRIẾT PHƯƠNG
ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY: [7]
Huyền triết phương Đông vẫn đã thường được đối chiếu với huyền triết
phương Tây. Trong số những nhà huyền triết phương Tây, người ta thường
nói đến Meister Eckhart . Như trong tác phẩm “Huyền triết Đông-Tây. So
sánh và phân biệt về ý nghĩa của bản thể” của Rudolf Otto, được xuất bản
lần đầu vào năm 1926 và sau đó được G. Mensching tái bản lần thứ ba năm
1971 (München), Rudolf Otto đã nghiên cứu mối tương quan giữa huyền
triết của Shankara và huyền triết của Eckhart . Các nhà nghiên cứu người
Nhật đã so sánh học thuyết của Meister Eckhart với Phật giáo Thiền tông .
Như D.T. Suzuki trong tác phẩm “Huyền triết: Kitô giáo và Phật giáo”
(London 1957), tác phẩm này được dịch sang Đức ngữ, với ngay cả trong
loại sách bỏ túi (Berlin 1960). Ngoài ra cũng còn các tác phẩm như của M.
Nambara “Tư tưởng về cái Không tuyệt đối trong huyền triết Đức và trong
Thiền Phật giáo” (1960), cũng như của Sh. Ueda “Sự giáng sinh của
Thượng đế trong linh hồn và sự xuyên thâu lên Thiên tính. Nhân học huyền
triết của Meister Eckhart và sự đối chọi của nó với huyền triết của Thiền