“Đạo Đức Kinh” – “Tập kinh thánh về Đạo và Đức” (như nhà Trung Hoa
học tại đại học Heidelberg, G. Debon diễn tả tên sách này) là thư văn Trung
Hoa được phiên dịch nhiều nhất. Tác giả khuyết danh thường được gọi là
“Lão Tử”, nghĩa là “vị thầy trọng tuổi”. Thời điểm chấp bút thì không rõ.
Thường người ta cho là vào khoảng năm 300 ttl. Dẫu sao thì vẫn gần đây
hơn là các sách của Khổng Tử (551 − 479). Ngoài Trang Tử thì Lão Tử
được coi là nhà huyền triết Trung Hoa quan trọng nhất.
Đạo Đức Kinh chương 47 bắt đầu với hai câu sáu chữ tượng hình:
Bất xuất hộ, tri thiên hạ,
Bất khuy dũ, kiến thiên đạo.
Dịch nghĩa tiếng Việt:
Không ra khỏi nhà, mà biết được thiên hạ,
Không dòm ra ngoài cửa sổ, mà biết được đạo trời.
Chữ “thiên hạ” muốn nói đến tất cả những gì trong trời đất, đó là thế
giới, toàn thể các thực tại. Chữ “đạo” là một từ cơ bản, không chỉ trong
Đạo giáo, mà còn là trong toàn bộ tư tưởng Trung Hoa, ý nghĩa rộng lớn
hơn chỉ là con đường đi, mà còn bao hàm con đường sống, đạo sống. Chữ
“thiên đạo” có nghĩa là đạo trời, đạo cao cả. Trong các thứ tiếng phương
Tây, không có từ nào diễn tả hết hàm lượng ý nghĩa của từ đạo. Học giả M.
Granet nói: “Cơ bản của mọi ý nghĩa về chữ đạo, người ta có thể tìm thấy
được qua các khái niệm trật tự, tổng thể, trách nhiệm, năng lực tác tạo” (Tư
duy Trung Hoa , München 1963).
Vậy những câu đầu chương 47 Đạo Đức Kinh muốn nói gì? Muốn biết
được thế giới, nhận thức được thế giới, con người theo quan niệm thông
thường phải đi ra khỏi nhà, phải đi khắp mọi nơi, đi khắp thế giới. Câu văn
của Đạo Đức Kinh trái lại nói rằng con người ở lại trong nhà, không phải
chỉ biết một số điều gì đó, nhưng là biết không giới hạn, “biết những gì
trong trời đất”, nghĩa là biết thế giới trong toàn bộ tổng thể của nó. Câu thứ