Phật giáo” (Gütersloh 1965). Cuối cùng người ta cũng so sánh huyền triết
của Meister Eckhart với huyền triết Trung Hoa trong Đạo Đức Kinh.
Rất ít khi người ta so sánh giữa huyền triết Ấn Độ và triết học phương
Tây . Dẫu sao thì cũng đã có và đang có một ít so sánh như thế. Được biết
là trong thế kỷ 19, Friedrich Schlegel, Schopenhauer và Deussen đã lưu
tâm đến huyền triết Ấn Độ cổ đại và đã nhấn mạnh đến tầm ý nghĩa của nó
đối với tư tưởng triết học. Vào thế kỷ 20, năm 1909, dưới nhan đề “ Những
giáo phái xuất thần ”, M. Buber đã cho xuất bản một tập hợp về huyền triết
Đông và Tây. Tác phẩm lớn cuối cùng của Bergson “ Hai nguồn luân lý và
tôn giáo ” xuất bản năm 1932, trình bày huyền triết như hình thức cao nhất
của luân lý cũng như của tôn giáo, đã so sánh huyền triết Ấn Độ với huyền
triết Kitô giáo của phương Tây, và đánh giá huyền triết sau cao hơn, bởi
theo ông huyền triết trọn lành phải là bằng hành động (Paris 1932). Gần
đây hơn, cả Heidegger cũng đã được nói đến về mối tương quan của ông
đối với huyền triết, một mặt đối với huyền triết của Meister Eckhart, mặt
khác đối với huyền triết của Thiền Phật giáo (Tạp chí Triết học Đông và
Tây , 1970, số 20). Và người ta cũng biết được rằng, Heidegger một thời
gian dài đã năng động nghiên cứu huyền triết của Đạo Đức Kinh (Paul
Shih-Yi, trong G. Neske xb: Hồi tưởng Martin Heidegger , Pfullingen
1977).
Sau đây, chúng tôi sẽ so sánh một ít câu trong Đạo Đức Kinh với triết
học của một nhà tư tưởng Pháp [Louis Lavelle]. Vị triết gia này xem ra có
rất ít thịnh tình với huyền nhiệm phương Đông và tư tưởng của ông không
hề chịu ảnh hưởng của huyền nhiệm này, bởi ông hoàn toàn đứng trên
truyền thống của triết học phương Tây. Trong phân đoạn đầu sau đây,
chúng tôi trình bày [nguyên văn tiếng Việt] của đoạn sách chương 47 trong
Đạo Đức Kinh.
1. Ý NGHĨA CỦA ĐẠO ĐỨC KINH , CHƯƠNG 47: