LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 99

cùng chưa hoàn thành của toàn tập triết học của Lavelle dự tính mang tên
“Bàn về Minh triết” [Nơi đây tác giả Karl Albert chua thêm trong chú
thích: Một vài ghi chép về chủ đề này được tìm thấy trong luận văn của
Lavelle: Minh triết như là khoa học của đời sống tâm linh; trong: Bàn về sự
thân tình của tâm linh , Paris 1955, 249-255].

4. HUYỀN TRIẾT PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC HUYỀN

NHIỆM PHƯƠNG TÂY – CƠ SỞ CHUNG: TRỰC GIÁC HUYỀN
NHIỆM VÀ TÍNH NHẤT CỦA TỒN TẠI:

Huyền triết phương Đông − được đan cử ở đây qua vài lời của Lão Tử −

và huyền triết triết học của Lavelle thấm nhuần truyền thống phương Tây
đã nói ra bằng những ngôn ngữ khác nhau và đã suy tư bằng những cách
thức khác nhau. Nhưng cái Cơ sở chung cho cả hai là điều mà Nietzsche
gọi là “Trực giác huyền nhiệm” (“mystische Intuition”): cái cảm nghiệm
trực tiếp tính Nhất của mọi hiện thể trong Tồn thể (Einheit alles Seienden
im Sein). Từ cái cảm nghiệm này mà hiểu được vừa cái tư tưởng của Lão
Tử vừa cái tư tưởng của Lavelle.

Điều ấy có nghĩa rằng, giữa huyền triết và triết học có những tương quan

chặt chẽ hơn là bình thường người ta tưởng. Cũng vì thế mà văn hào
Aldous Huxley nước Anh đã phần nào có lý khi ông đặt tên cho sưu tập các
bản văn huyền triết phương Đông và phương Tây của ông với danh xưng
“Triết học vĩnh hằng ” ( The Perennial Philosophy , London 1946). Huyền
triết và triết học ở đây được đặt chung làm một.

5. Một trung gian giữa huyền triết và triết học: Văn chương

Một hình thức trung gian giữa huyền triết và triết học được tìm thấy

trong văn chương. Có những tiểu thuyết hiện đại – giống như triết học và
huyền triết – liên hệ mình với một cái “trực giác huyền nhiệm” trong nghĩa
mà Nietzsche đã diễn tả trong thời đầu. Cũng vậy, Hermann Broch trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.