thức của chúng ta trước tiên và hầu hết hướng tới, và chúng cũng là những
điểm tựa mà sự hiểu biết và sự nói năng của chúng ta từ nguyên thủy đã
từng liên hệ.
Một khác biệt thứ ba giữa huyền triết của hiền nhân người Trung Hoa và
triết học của nhà tư tưởng người Pháp là rằng, cái nhìn của Lão Tử xem ra
hướng ra thế giới bên ngoài. Tư duy của ông là một tư duy mang tính vũ trụ
luận. [Nguồn: blog.paopevil.com]. Còn cái nhìn của tư duy Lavelle ngược
lại xem ra thì lại hướng về nội tâm, hướng về ý thức. Ở đây là một tư duy
mang tính tâm lý học (dĩ nhiên nó không dừng lại ở tầng tâm lý, nhưng là
hướng đến hữu thể luận).
Khác biệt thứ tư: Lão Tử không tìm cách để chứng minh học thuyết của
mình. Còn Lavelle thì gắng gổ làm cho độc giả của mình hiểu được những
gì mình viết. Mà thật, ông không ám chỉ đến các học thuyết của các triết gia
khác (hoặc có thì cũng chỉ vì ngẫu nhiên), ông cũng không dài dòng tả
quanh tư tưởng của mình với những từ ngữ khác, làm cho độc giả chú ý đến
cảm nghiệm của chính bản thân mình. Lavelle không đưa ra những chứng
minh kiểu toán học, nhưng chỉ lưu ý độc giả hướng đến điều được nói đến
trong câu chuyện.
Thứ năm, cuối cùng là nhìn nhận Lão Tử như một hiền nhân, một kẻ
không nói nhiều, nhưng ít lời của ông lại thấm nhập rất sâu. Ngược lại,
Lavelle một triết gia lại tỏ ra như là một nhà khoa học, một học giả. Ông
viết rất nhiều sách, ông từng giảng dạy triết học của ông trong các trường
trung học và đại học, ông cũng đã từng tranh luận một cách khoa học với
các học thuyết của các triết gia khác. Học thuyết của ông không dễ gì dừng
lại nơi ngôn từ.
Dẫu vậy, Lavelle cũng tìm tòi điều gì đó như minh triết, và học thuyết
của ông không chỉ làm thành một lý thuyết về Tồn tại, nhưng còn hàm chứa
những chỉ dẫn cho hành xử của con người trong cuộc sống. Tập sách cuối