không ngồi, dùng lối thắc dây thời thượng cổ mà không có chữ viết (chương
80). Thời đó có thể là thời Nghiêu Thuấn mà tất cả các triết gia thời Tiên
Tần đều cho là hoàng kim thời đại. Dĩ nhiên nhân loại không lùi lại như vậy
được và đọc Lão tử chúng ta chỉ nên nhớ rằng ông muốn cứu cái tệ đương
thời là đời sống đã phúc tạp quá, từ kinh tế tới lễ nghi, chính trị, tổ chức xã
hội; con người đã gian tham, xảo trá nhiều, do đó mà loạn lạc, nghèo khổ.
Học thuyết của ông bổ túc cho học thuyết của Khổng, nén bớt tinh thần hăng
hái hữu vi, quá thực tiễn của Khổng. Hiện nay người phương Tây chán nản
nền văn minh cơ giới, sản xuất để tiêu thụ rồi tiêu thụ để sản xuất, muốn trở
lại đời sống thiên nhiên, giản dị, nên Đạo đức kinh lại được nhiều người
đọc
. Nhưng các chính trị gia không ai theo bài học của ông cả; tôi nghĩ
những câu như: “Càng ban nhiều lệnh cấm thì dân càng nghèo” (Chương
57), “Can thiệp vào việc dân nhiều quá thì dân sẽ trá nguỵ, chống đối”
(Chương 60) rất đáng cho họ suy ngẫm”.
Trong Lão tử và Đạo Đức kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt đăng trên Diễn
đàn Lí học Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng cuốn LT-
ĐĐK của Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn Hóa Thông Tin – 1994) “là cuốn sách
tập hợp khá nhiều tư liệu, phân tích sâu sắc và được biên dịch một cách
khách quan…”
. Một người khác cũng đánh giá cao bản dịch của cụ
Nguyễn Hiến Lê. Trong Đạo Đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc bảo: “Trong việc
dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu
Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu
học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và
một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng
Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn”
.
LT-ĐĐK gồm có 3 phần:
Phần I: Đời sống và tác phẩm