LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 107

hết). Nhưng nếu chúng ta lấy nước từ dòng suối, chúng ta có thể uống hoài, bởi vì
dòng suối (nguyên nhân tạo ra nước) vẫn luôn còn nước chảy đến.

Dòng suối ở đây được ví như sự nhìn-thấy lẽ “vô thường, khổ và vô ngã”

một cách sâu sắc, đó là sự hiểu biết về lẽ thật đó một cách thấu suốt. Sự hiểu biết
bề ngoài thông thường thì không hiểu biết một cách thấu suốt, nhưng với trí tuệ
minh sát thâm nhập vào bên trong vấn đề, chúng ta có thể chứng nghiệm được
toàn bộ chiều sâu và mùi vị của ba bản tính này của sự sống. Và khi có bất cứ sự
gì khởi lên (sinh), ta nhìn thấy rõ sự thật đích thực về nó. Khi nó biến mất (diệt),
ta nhìn thấy sự thật về nó. Tâm lúc này luôn nhận thức được thực tại, và với cách
nhìn như vậy, chúng ta đạt đến nơi bình an, nơi không còn những khổ đau và khó
khăn mà ta phải chịu đựng. Càng lúc chúng ta càng thư thái, ta không còn dính
chấp (bám chặt, chấp thủ, phụ thuộc) vào mọi thứ nữa, không còn quan niệm
chúng là này là nọ, không còn đặt tên đặt tính cho chúng nữa. Ta chỉ còn ngồi
nhìn mọi thứ khởi sinh và nhìn chúng biến qua, sinh và diệt, sinh và diệt. Nhìn
vào Pháp sinh diệt này một cách thường xuyên, suy xét chánh niệm nhiều về nó,
phát triển nhiều sự tỉnh giác về nó. Kết quả sẽ là sự buông bỏ và không còn tham
đắm; ta trở nên tuyệt đối không còn tham đắm về mọi thứ trên đời. (Thứ gì bền
chắc và hạnh phúc thì chúng ta tham muốn có nó, nhưng khi ta đã biết mọi thứ
đều không chắc chắn, vô thường, có rồi mất, đều là sinh diệt, thì ta đâu còn lý do
gì để tham đắm hay dính chấp vào chúng).

Những thứ tiếp xúc với tai, mắt, mũi, và lưỡi, những thứ khởi sinh trong

tâm, chúng ta cần phải quán niệm về chúng một cách rõ rệt—thì chúng ta sẽ nhìn
thấy chúng đều giống nhau một kiểu. Việc nhìn thấy mọi hiện tượng (mọi pháp)
đều mang bản tính “vô thường, khổ, và vô ngã”, và chúng chẳng đáng một chút
gì để tham chấp hay nắm giữ. Cách đó sẽ giúp tạo ra sự buông bỏ trong tâm
chúng ta. Khi mắt nhìn thấy những hình sắc hoặc tâm nghe thấy những âm thanh,
chúng ta chỉ cần biết chúng như-chúng-là. (Không cần phản ứng hay can thiệp gì
vào những sự tiếp xúc đó). Khi tâm sướng hay khổ, khi tâm có phản ứng thích
muốn hoặc hay chê ghét (vui hoặc buồn, dễ chịu hoặc khó chịu), chúng ta biết rõ
về nó. Nếu chúng ta dính vào những điều này, chúng sẽ dính chặt vào ta, và lập
tức chúng dẫn ta tạo ra sự trở thành. (Bất cứ điều gì chúng ta dính vào, nó sẽ tạo
nên “sự trở thành”, tức nghiệp hữu. Ta dính vào vườn cây, ta tạo nên sự trở thành.
Sự trở thành đó là nhân thúc đẩy ta sinh ra thành loài sâu trong vườn cây đó ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.