LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 108

kiếp sau, ví dụ như vậy). Nếu chúng ta buông bỏ những điều đó, chúng đi theo
đường lối của chúng, chúng ta không tạo nên sự trở thành. Buông bỏ những hình
sắc, hình sắc đi theo đường lối của chúng. Buông bỏ những âm thanh, âm thanh
sẽ đi theo cách của âm thanh. Chỉ khi nào chúng ta cần, chúng ta mới dùng đến
chúng.

Hãy để mọi thứ đi theo đường lối tự nhiên của chúng. Nếu chúng ta ý thức

(tỉnh giác) theo cách này, chúng ta sẽ nhìn thấy lẽ thật vô thường. Tất cả mọi hiện
tượng có mặt trên thế gian đều là ảo, không trừ bất cứ thứ gì; chúng là hư giả và
đánh lừa nhận thức của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận ra được chúng
chỉ là hư giả và đánh lừa, thì chúng ta sẽ được thư thả và buông xả. Nếu có chánh
niệm (sati) và sự hiểu biết rõ ràng (sampajanna, rõ biết, thường biết, tự tỉnh giác)
và trí tuệ (panna), chúng ta sẽ nhìn thấy sự thật đó của mọi hiện tượng và sự thật
tất cả mọi hiện tượng đều là vô thường. Ngay cả khi không làm gì, khi chúng ta
chỉ suy nghĩ, chúng ta chỉ cần nhận biết những ý nghĩ chỉ là ý nghĩ, như chúng là,
và không dính mắc gì đến chúng. Nếu tâm có tĩnh lặng, chúng ta chỉ cần biết:
“Tĩnh lặng: cũng vô thường thôi. Tĩnh lặng cũng không phải bền chắc”. Tất cả
chỉ có những hiện tượng vô thường mà thôi, chẳng có gì khác. Ta ngồi ở đâu,
Giáo Pháp ở ngay đó, và trí tuệ khởi sinh—vậy điều gì có thể làm chúng ta khổ?

Chúng ta khổ vì những thứ muốn mà không được, vì những thứ khó đạt

được, tất cả khổ đều là do suy nghĩ của ta; chúng ta cứ nghĩ suy những thứ không
đáng suy nghĩ. Chúng ta có đủ loại dục vọng và muốn mọi thứ theo ý ta. Muốn có
được điều gì là khổ. Có được thì cũng bất toại nguyện, và lại tiếp tục muốn và
khổ. Muốn bất cứ điều gì cũng đều là khổ--ngay cả muốn trở thành một a-la-hán,
một bậc giác ngộ cũng mang lại sự khó khổ cho mình. Phật dạy chúng ta ngừng
tham muốn, bởi Phật đã nhận thấy rõ tất cả mọi dục vọng muốn được gì, thành gì
đều là khổ.

--------

Học trò: Con muốn hỏi để coi có một đối tượng thiền nào phù hợp với tính

khí của con. Nhiều lúc thiền tập con đã niệm chữ “Đức-Phật” (Buddho) rất lâu,
nhưng tâm con không an định được. Con đã thử thiền về những bộ phận của thân,
rồi con thiền quán về cái chết, nhưng con cũng không được tĩnh lặng. Con quẫn
trí bí đường, chẳng biết phải làm gì nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.