LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 110

Nếu ai muốn tu tập nhiều về thiền định, tôi thực rất khen ngợi. Giáo lý của

Phật nói về sự giải thoát thông qua sự định tâm và trí tuệ. Giải thoát có nghĩa là
đạt đến sự tự do khỏi những ô nhiễm tham và sân. Có hai loại giải thoát như vậy.
Sự giải thoát nhờ thiền định, người tu phát triển tâm bằng sự định tâm (samadhi),
nhờ đó phát sinh trí tuệ (panna).

Một số loài cây lớn lên nhờ nước nhiều, nhưng một số loài cây chỉ cần rất ít

nước để sống. Giống như các cây thông ở đây vậy, nếu tưới nước nhiều nó sẽ
chết. Một số loài cây chẳng cần nước những vẫn lớn lên xanh tốt và nở hoa sinh
trái. Ta dường như chẳng hiểu vì sao.

Thiền cũng tương tự như vậy. Trong cách giải thoát nhờ thiền định, ta tu tập

thiền một cách nghiêm túc, và ta cần phải phát triển được sự định tâm (samadhi).
Đây là một cách tu, giống như những cây cần có rất nhiều nước thì mới phát triển
được. Nhưng vẫn có những loài cây không cần nhiều nước như vậy.

Vì vậy người ta nói nhiều về sự giải thoát nhờ thiền định và sự giải thoát

nhờ trí tuệ; đó là sự đạt đến tự do (của tâm). Để đạt đến tự do, người tu phải dựa
vào trí tuệ và tâm lực. Thực ra hai cách thiền định và thiền tuệ không khác nhau.
Tạo sao người ta lại phân thành hai loại như vậy? Đó chỉ là cách nói. Nếu chúng
ta cứ phân thành hai thứ rạch ròi, thì chúng chỉ làm rối trí thêm mà thôi.

Thực ra, hai loại chỉ hơi khác nhau tùy theo sự nhấn mạnh vào mảng nào của

người tu mà thôi. (Thiền chỉ là thiền. Khi nói về sự định tâm, lâu ngày họ gọi
thành thiền định. Khi nói về phần trí tuệ, lâu ngày họ đặt thành thiền tuệ, hay
thiền quán, hay thiền minh sát). Nếu gọi chúng giống nhau thì không thực đúng.
Nhưng gọi chúng là khác nhau cũng không đúng. (Chúng nằm bên trong nhau).
Cũng tương tự như khi nói về tính khí của mỗi người, tính khí tham, tính khí sân,
tính khí si, hoặc Phật tính. Đó chỉ là cách chỉ ra khuynh hướng (gông cùm) nào
nặng hơn khuynh hướng khác mà thôi. Đó chỉ là những danh từ, chúng ta dùng để
phân loại. Tuy nhiên đừng quên rằng lý do chúng ta học hiểu và tu hành là để giải
thoát khỏi chúng thông qua sự nhận biết được bản tính “vô thường, khổ, và vô
ngã” bên trong tất cả mọi hiện tượng.

--------

Học trò: Làm sao chúng ta có thể hợp nhất sự thiền định và thiền quán,

chẳng hạn như khi quán chiếu (chánh niệm) về sự vô thường của sự sống?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.