LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 111

Ajahn Chah: Trước khi bắt đầu thiền, chúng ta nên ngồi xuống và để tâm

thư giãn. Điều này cũng giống như việc may đồ, trước hết ta nên ngồi vào máy
may một cách thoải mái và làm quen với nó, rồi từ từ bắt nhịp với bàn đạp thì
mới may được. Nếu chúng ta tu tập chánh niệm về hơi thở, đầu tiên chỉ ngồi
xuống và thở tự nhiên. Chưa nên cố định sự chú-tâm vào bất cứ thứ gì, chỉ cần để
ý biết mình đang thở. Ta chỉ cần để ý coi hơi thở có được thư giãn hay không,
ngắn hay dài. Sau khi đã để ý như vậy, ta bắt đầu chú tâm (tập trung) vào hơi thở
vào và hơi thở ra ở tại ba điểm.

Chúng ta tập trung sự chú tâm vào hơi thở vào khi nó đi qua hai lổ mũi,

ngực, và bụng. Chú tâm vào hơi thở ra bắt đầu từ bụng, đi qua giữa ngực, và cuối
cùng là lổ mũi. Chúng ta chỉ đơn thuần chú tâm vào nó. Đây là cách bắt đầu kiểm
soát hơi thở, cột sự chú tâm vào những điểm đầu, giữa và cuối của hơi thở vào và
hơi thở ra.

Chúng ta tu tập như vậy cho đến khi nào được trôi chảy, nhịp nhàng. Bước

tiếp theo chúng ta chỉ tập trung sự chú tâm vào một chỗ duy nhất, đó là nơi cảm
nhận hơi thở vào và ra ở ngay chóp mũi hoặc ở môi trên (điểm giữa hai lổ mũi).
Đến lúc này chúng ta không còn để ý hơi thở dài hay ngắn, mà chỉ còn chú tâm
đến cảm nhận đi vào và đi ra của hơi thở.

Nhiều hiện tượng khác nhau tiếp xúc với các giác quan, làm khởi sinh nhiều

ý nghĩ. Điều này được gọi là ý nghĩ ban đầu (tầm, vitakka). Nó gợi lên ý tưởng,
có thể là ý tưởng về bản chất của những hiện tượng hữu vi (do các điều kiện
tương hợp mà có, sankhara), ý tưởng về thế giới hoặc ý tưởng về bất cứ thứ gì.
Mỗi khi nó xuất hiện, tâm lập tức muốn dính vào nó hoặc nhập chung với nó.
Nếu nó là một đối tượng lành mạnh, cứ để tâm nhận lấy. Nhưng nếu đó là một
đối tượng không lành mạnh, hãy chặn nó ngay. Nếu nó là đối tượng lành mạnh,
để tâm quán chiếu (chánh niệm, xem xét) về nó, và yếu tố hỷ-lạc sẽ phát sinh (khi
thiền định). Tâm sẽ sáng tỏ và trong suốt khi hơi thở đi vào và đi ra, những ý nghĩ
ban đầu (tầm) sẽ hiện lên, và tâm sẽ đón nhận chúng. Ngay sau đó chúng sẽ biến
thành những ý nghĩ suy lý (tứ, vicara). Tâm phát triển sự quen thuộc với đối
tượng, áp dụng đối tượng vào chính mình, và hòa nhập mình vào đối tượng.

Ta đang ngồi và bỗng nhiên ý nghĩ về ai đó nổi lên trong đầu—đó là ý tưởng

ban đầu (tầm, vitakka). Sau đó ta nhận lấy ý nghĩ về người đó và bắt đầu suy nghĩ
(suy lý) nhiều thứ về người đó. Đó là ý nghĩ suy lý (tứ, vicara). Ví dụ, chúng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.