LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 113

xảo và lành mạnh, thì nó sẽ làm tâm dễ chịu và hạnh phúc. Rồi tâm sẽ phát sinh
niềm hoan hỷ, cùng lúc tâm trải nghiệm hoan hỷ đó. Yếu tố hoan hỷ (hỷ) này
phát sinh từ tầm và tứ diễn ra trong một trạng thái tĩnh lặng của tâm. Chúng ta
không cần phải đặt tên cho những trạng thái tĩnh lặng đó là tầng thiền thứ nhất,
thứ hai, thứ ba (nhất thiền, nhị thiền, tam thiền). Chúng ta chỉ cần gọi nó là sự
tĩnh lặng (định).

Yếu tố thứ hai sau hỷ là yếu tố lạc (hạnh phúc). Về sau khi sự tĩnh lặng càng

thêm sâu, chúng ta dẹp bỏ ý nghĩ tầm và tứ. Trạng thái của tâm lúc này đang trở
nên tinh tế và vi tế hơn. Tầm và tứ tương đối vẫn còn thô tế, và chúng sẽ biến
mất, nhường chỗ cho những thứ vi tế hơn. Chỉ còn lại niềm vui mừng (hỷ), đi
kèm với niềm hạnh phúc (lạc) và sự nhất điểm của tâm (định). Và đến lúc cao sâu
nhất thì chẳng còn gì cả—yếu tố hỷ (pity) và lạc (sukkha) phai biến, và tâm trở
nên trống không. (Trạng thái này thường được gọi là tầng thiền định thứ tư, hay
tứ thiền).

Chúng ta không cần bám trụ hay an trú vào bất kỳ trải nghiệm này. Chúng sẽ

tự diễn tiến một cách tự nhiên từ trải nghiệm này sang trải nghiệm tiếp theo. Điều
này có nghĩa tâm càng lúc càng trở nên tĩnh lặng, và những đối tượng của nó
càng lúc càng giảm dần (biến dần), cho đến khi chẳng còn gì ngoài sự nhất-điểm
(ekaggata) và sự buông xả (upekkha) của tâm.

Khi tâm đã tĩnh lặng và đạt định, điều đó có thể xảy ra. Đó chính là năng lực

của tâm đã đạt đến sự tĩnh lặng. Các chướng ngại [tham dục, sân giận, bất an và
động vọng, buồn ngủ và đờ đẫn, và nghi ngờ] không còn có mặt. Những chướng
ngại có thể vẫn còn nằm ngủ (tiềm ẩn) bên trong tâm, nhưng chúng không có mặt
(khởi sinh) vào lúc tâm đạt định như vậy.

Nguyên tắc quan trọng của thiền là đừng bao giờ nghi ngờ về bất cứ sự gì

xảy ra. Nghi ngờ chỉ tạo thêm rối trí. Nếu tâm bừng sáng và tỉnh thức, đừng hoài
nghi gì về điều đó. Đó là một trạng thái của tâm. Nếu tâm có tăm tối và ngu mờ,
đừng hoài nghi về điều đó. Chỉ tiếp tục tu tập một cách siêng năng mà không
dính vào những phản ứng này nọ với những trạng thái đó. Chỉ cần nhận biết và
tỉnh giác (ý thức rõ) về chúng, đừng có ghi ngờ gì về chúng. Chúng chỉ là chúng.
(Những trạng thái chỉ là trạng thái).

Khi chúng ta tu tập, những trạng thái đó là những thứ chúng ta gặp phải

trong tiến trình tu tiến. Nhận biết chúng bằng sự tỉnh giác, và cứ buông bỏ, để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.