LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 142

có thể làm ruộng và có tiền, rồi sẽ có gia đình, nhà cửa tốt đẹp”. Chúng tôi chẳng
biết được đời sống đó thực sự như thế nào. Những người tại gia vẫn đang làm
vậy, cày gãy cả lưng ngoài đồng, vất vả để kiếm tiền và sinh tồn. Nhưng đối với
kẻ xuất gia như chúng tôi, cuộc sống đó chỉ là mơ tưởng trong đầu. (Thực sự
chúng tôi ngồi đây không nếm trải được thực tiễn của đời sống đó).

Người tại gia coi vậy chứ có nhiều sự thông suốt và minh mẫn. Họ làm gì

cũng thực sự làm đến nơi đến chốn. Ngay cả khi uống rượu, họ cũng uống thiệt
cho đến cùng, và họ thực sự nếm trải sự say rượu là gì, si mê hay địa ngục là gì.
Còn chúng tôi ngồi đây chỉ biết tưởng tượng về sự nếm trải đó mà thôi. Do vậy,
vì người tại gia nếm trải nhiều thứ, nên họ có nhìn thấy và chán bỏ những thứ
nguy hại (bất thiện) nhanh hơn những người như chúng tôi chẳng hề trải nghiệm
những thứ đó. Họ có thể nhận ra (chứng ngộ) giáo pháp nhanh hơn các tăng ni.

(Họ không cạo đầu vô chùa từ lúc năm tuổi, bảy tuổi. Họ có quá nhiều và

nếm trải quá nhiều khổ đau trong đời, nên một số người trong họ biết rõ chúng ra
sao và tìm ra cách tránh bỏ chúng. Họ có nhiều khoái lạc và hạnh phúc thế tục,
nên họ biết chúng là khổ và bất toại nguyện ra sao, và họ từ bỏ chúng dễ dàng
hơn. Họ sống từng giây phút với tất cả tâm trạng: khổ, sướng, khoái lạc, đau
thương, vui, buồn, tỉnh, mê, đúng, sai, công, tội, yêu, ghét, tham, chán...nên họ dễ
nhận ra bản chất đích thực của sự sống, họ dễ suy nghiệm và nhìn thấy bản chất
vô thường, khổ và vô ngã của mọi sự sống. Nói chung, họ có quá đủ những thứ
khó khổ trong đời mà Phật đã nói. Chỉ cần họ suy xét thêm về chúng, nhìn ra lẽ
vô thường sinh diệt của chúng, thì họ có thể đạt đến trí tuệ và sự buông bỏ sâu
sắc hơn và nhanh hơn các tăng ni.

Một số họ làm được, thực vậy. Thời Phật cũng vậy, những người giác ngộ

giáo pháp như những bậc thánh Bất Lai thường là những cư sĩ tại gia, theo kinh
điển nguyên thủy ghi lại.)

Một người phải tự là nhân chứng cho chính mình. Đừng lấy người khác làm

điều đó cho mình. Có nghĩa là ta phải học cách tin vào mình. Người khác có thể
nói ta điên khùng, ta chẳng chấp làm gì. Họ nói vậy có nghĩa họ chẳng hiểu biết
gì về giáo pháp. Nhưng nếu ta thiếu tự tin và đi nghe theo lời của những người
chưa giác ngộ thì ta chẳng làm được gì, càng thêm nghi ngờ về bản thân mình và
giáo pháp. Ở Thái Lan bây giờ nhiều người trẻ vẫn còn quan tâm học hiểu Phật
Pháp. Có thể họ đến chùa chiền, tự viện vài lần, rồi bạn bè họ trêu chọc, nói này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.