LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 144

quạt. Người rờ chỗ đuôi voi thì tả voi giống cái chổi quét nhà. Người sờ trúng
mình voi thì lại tả voi khác hẳn với những thứ mấy người kia đã tả.

Rốt cuộc chẳng có ai đúng. Mỗi người sờ trúng một bộ phận của voi và tả

theo mỗi cách khác nhau. Nhưng chỉ có một con voi đứng đó. Trong tu tập cũng
xảy ra kiểu đó. Khi mới có một chút hiểu biết hoặc kinh nghiệm, ta thường có
những ý nghĩ hạn chế, nông cạn. Khi chúng ta đến gặp những vị thầy để họ giảng
bày, ta cứ cố phân vân không biết họ chỉ giáo đúng hay sai, hoặc phân vân vì cách
dạy của thầy này có khác với cách dạy của thầy khác. (Ta cứ bày đặt xem xét, so
sánh, hý luận về các vị thầy). Thậm chí có người tu không lo tu mà cứ đi khắp
nơi học thử thầy này, học thử thầy khác. Họ cứ phán đoán, suy xét, đánh giá, so
sánh về các phương pháp tu tập của thầy này, thầy nọ. Do vậy, đến khi họ ngồi
xuống thiền, họ bị rối tâm rối trí, chẳng biết cách nào là đúng, cách nào là sai.
“Ông thấy này chỉ cách này. Nhưng thiền sư kia chỉ cách khác. Sao cách của các
ông thầy khác nhau hoài vậy”. Cứ như vậy sẽ dẫn đến nhiều hoài nghi. (Mà cứ
nghi ngờ thì làm sao thiền được?).

Bạn có thể nghe đồn về những thiền sư giỏi và nổi tiếng, và bạn tìm đến học

tu từ họ. Bạn đến tu học từ các thiền sư Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, rồi lại
học từ các thiền sư Thiền Tông, các thiền sư thiền minh sát, từ nhiều loại thầy
khác nhau. Theo tôi nghĩ, có lẽ quý vị đã học quá đủ rồi, đâu cần phải đi học phái
này phái nọ, thầy này thầy nọ nữa để làm gì. Nhưng quý vị luôn có xu hướng
đứng núi này trông núi nọ, muốn nghe thêm, muốn học thêm, so sánh, phán đoán
và kết cuộc là chỉ chuốc thêm nhiều hoài nghi về các phương pháp tu tập. Mỗi
người thầy bạn đến học thêm có lẽ chỉ làm tăng thêm sự rối trí trong đầu bạn mà
thôi.

(Bạn hãy tu để xem kết quả ra sao, để xem phương pháp bạn đang tu là đúng

đắn hay không, trước khi nghĩ đến việc tìm học những phương pháp thiền tập
khác. Nhiều khi phương pháp tu hiện tại là rất phù hợp với bạn, nhưng vì do bạn
không tu đến nơi đến chốn, nên chưa có kết quả gì.)

Vì lẽ đó, Đức Phật đã nói: “Ta giác ngộ nhờ vào nỗ lực tự thân, chứ không

phải nhờ có thầy”. Một du sĩ hỏi Phật: “Ai là thầy của ngài?”. Phật trả lời: “Ta
không có thầy. Ta đạt đến giác ngộ bằng nỗ lực tự thân”. Nhưng du sĩ đó không
tin, ông ta lắc đầu và bỏ đi. Có lẽ ông ta nghĩ Phật bịa đặt, và do vậy không tin

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.