LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 145

vào những gì Phật nói. Ông ta (cũng như rất nhiều người ngày đó và bây giờ)
nghĩ rằng không ai có thể đạt đến thứ gì nếu không có người thầy chỉ dẫn.

Ta đến học sư thầy, thầy dạy chúng ta phải dẹp bỏ tham và sân. Thầy nói đó

là hai thứ nguy hại và bất thiện nhất cần phải loại bỏ. Chúng ta nghe theo và tu
tập. Nhưng việc loại bỏ tham sân không phải xảy ra nhờ vào lời chỉ dạy của thầy;
chúng ta phải tự mình tu tập để loại bỏ được chúng. Nhờ vào việc tự mình tu tập,
ta mới có thể nhận biết (chứng nghiệm, chứng ngộ) mọi sự cho chính mình. Ta
nhìn thấy tham trong tâm và ta từ bỏ nó. Ta nhìn thấy sân trong tâm và ta từ bỏ
nó. Người thầy đâu có từ bỏ hay loại bỏ nó giùm cho bạn. Thầy chỉ dạy ta từ bỏ
tham và sân, nhưng lời chỉ dạy đó đâu thực sự loại bỏ tham sân trong tâm bạn.
Chính bạn phải tự tu tập và loại bỏ chúng. Chính bạn tu tập để chứng ngộ điều
đó. Bạn phải tự hiểu biết về chúng.

Giống như Phật chỉ gặp chúng ta đang lang thang trôi giạt và Phật mang

chúng ta về lại đầu đường. Phật nói: “Đây mới là đường đi—giờ con hãy tự bước
đi”. Phật không giúp chúng ta đi. Chúng phải tự đi. Khi bạn bước đi trên con
đường đạo và tu tập giáo pháp, bạn sẽ gặp thấy Giáo Pháp, đó là vượt trên mọi
thứ mà người ta có thể miêu tả cho bạn. (Khi bạn nhìn thấy Giáo Pháp, bạn sẽ
hiểu đó là gì, chỉ có bạn mới tự mình chứng ngộ được Giáo Pháp là gì). Do vậy,
một người giác ngộ bằng nỗ lực tự thân, hiểu rõ về quá khứ, vị lai và hiện tại,
hiểu rõ về nhân quả. Lúc đó sẽ không còn nghi ngờ gì nữa.

Chúng ta đang nói về sự từ bỏ và tu dưỡng tâm, sự buông bỏ và phát triển

tâm. Nhưng khi người tu đã chứng ngộ đạo quả thì không còn phải từ bỏ hay tu
dưỡng thêm điều gì nữa. Đó là nơi không còn thêm tốt, bỏ xấu gì nữa. Phật đã nói
chỗ này chính là chỗ chúng ta cần tu tập để đi đến. Đây là chỗ đến, nhưng người
ta thường không muốn dừng lại ở chỗ này. Sự nghi ngờ và dính chấp (những
gông cùm) vẫn còn bắt họ đi tiếp, bắt họ động vọng, làm họ rối tâm, ngăn không
cho họ dừng lại chỗ này. Cho nên trong chuyện tu hành, một người thì đã đến chỗ
này, còn những người khác thì vẫn còn đi quanh đi quẫn ở nơi khác. Người đến
nơi nói gì thì những người khác chẳng hiểu ra được anh ta nói gì. Những người
khác có thể có những hiểu biết trí thức về những thế giới của họ, nhưng đó không
phải là loại hiểu biết thực tụ về chân lý, về sự thật.

Thông thường trong đạo Phật chúng ta nói về những thứ cần phải tu dưỡng

và những thứ cần phải từ bỏ, về việc tăng trưởng tâm tích cực (thiện) và loại bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.