LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 153

Trong chúng ta ai cũng có những căn bệnh của tâm, không ngoại trừ ai. Khi

bạn có tâm bệnh, bạn có tìm đến Giáo Pháp như là thuốc để giúp điều trị không?
Con đường đạo của Phật Pháp không phải dành cho thân. Bạn phải bước đi trên
con đường đó bằng tâm thì mới đạt đến những lợi lạc. Có ba loại người tu:

Loại thứ nhất: Họ hiểu rõ họ cần phải tự mình tu tập, và biết cách tu tập. Họ

nhận Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) làm nơi nương tựa và quyết tâm thực hành theo
những giáo lý của Phật một cách chuyên cần. Những người này chỉ mới dẹp bỏ
được những tục lệ, lễ nghi mê tín. Họ biết dùng lý lẽ nhân duyên nhân quả để
xem xét và tự mình hiểu được bản chất những thứ trên thế gian. Họ thuộc nhóm
những người tin theo đạo Phật. Đó là những thiện nam, tín nữ.

Loại thứ hai: Nhóm này gồm những người đã tu tập và đạt đến lòng tin bất

thối chuyển vào Phật, Pháp, Tăng. Họ cũng đã đạt đến sự hiểu biết thấu suốt vào
bản chất của mọi pháp trên thế gian (những hiện tượng hữu vi).

Những người này đã dần dần loại bỏ những ràng buộc và dính chấp. Họ

không còn chấp thủ vào thứ gì và tâm họ hiểu biết sâu sắc về Giáo Pháp. Tùy
theo mức độ trừ bỏ những dính chấp (tập khí, gông cùm) và mức độ trí tuệ, họ
được gọi là những người Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai. Đó là những bậc thánh
nhân.

Loại thứ ba: Đây là những người đã tu tập và đã thể nhập vào Phật thân,

Phật ngôn và Phật tâm. Họ vượt trên thế gian và đã hoàn toàn phá bỏ tất cả mọi
gông cùm dính chấp. Họ được gọi là những bậc A-la-hán, những người đã giải
thoát, đó là bậc cao nhất trong các bậc thánh nhân.

• Cách Làm Trong Sạch Giới Hạnh Của Một Người

Giới hạnh là những kiêng cữ và tự kỹ luật của thân (làm) và miệng (nói).

Theo quy tắc đạo Phật, giới hạnh được phân thành nhiều loại cấp khác nhau dành
cho những Phật tử tại gia và những Phật tử xuất gia. Tuy nhiên, nói chung, có
một đặc tính căn bản—đó là ý định (ý hành). Khi chúng ta luôn để tâm, ý thức,
chánh niệm, tự hiểu biết rõ ràng, chúng ta có ý hành đúng đắn (về những điều
mình làm). Tu tập sự chánh niệm (sati) và sự tự hiểu biết rõ ràng (sampajañña) sẽ
giúp tạo nên đức hạnh thiện lành.

Giống như lẽ thường, khi chúng ta mặc quần áo dơ, thân chúng ta dơ dáy thì

tâm sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội. Nhưng nếu chúng ta giữ thân thể sạch sẽ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.