LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 154

quần áo sạch sẽ tươm tất thì sẽ làm tâm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu. Tương tự, nếu
giới hạnh không được giữ sạch, lời nói và hành động của chúng ta sẽ dơ bẩn và
điều này làm cho tâm không hạnh phúc, nặng nề và khó chịu. Chúng ta bị tách
khỏi sự thực hành đúng đắn và do vậy bị rời xa Giáo Pháp, tâm không thấm vào
cốt lỏi của Giáo Pháp. Những lời nói và hành động của thân phụ thuộc vào tâm,
vì tâm điều khiển lời nói và hành động của thân. (Tâm ý là dẫn đầu, tâm ý là chủ
đạo). Đơn giản, tâm được tu tập hướng thiện lành, nó sẽ điều khiển lời nói và
hành vi của thân theo hướng thiện lành. Do vậy, chúng ta mới luôn luôn cần tu
tập cái tâm của chúng ta là vậy. (Đó là ý nghĩa duy nhất của chữ tu tâm, tức là tu
sửa và tu dưỡng tâm).

• Tu Tập Sự Định Tâm (Thiền Định)

Tu tập sự định tâm (samādhi) là làm cho tâm ổn định và vững mạnh. Điều

đó giúp mang lại sự bình an của tâm. Thông thường tâm của ta luôn chuyển động,
không ở yên, chạy nhảy liên tục, rất khó mà quản được nó. Tâm cứ chạy theo
những phản ứng của các giác quan một cách hoang dại, giống như nước cứ chảy
ùa từ cao xuống thấp, bất chấp mọi thứ, không thể uốn thành dòng. Những nhà
nông và kỹ sư biết cách quản lý các nguồn nước để phục vụ cho mục đích trồng
trọt. Con người khôn hơn hẳn các loài vật, họ biết ngăn đập, làm hồ chứa nước và
đào kênh mương dẫn nước theo những luồng chảy—mục đích là phân luồng các
hướng chảy của nhiều loại nguồn nước cho ích lợi của mình. Nước dẫn vào chứa
trong các hồ chứa lớn có thể để sản xuất ra điện năng. Đó là cách hướng các
nguồn nước ở một xứ sở vào mục đích ích lợi, không để cho đủ loại nước tự do
chảy một cách hoang dại từ cao xuống thấp.

Tương tự, nếu tâm cũng được ngăn đập và kiểm soát, được tu tập thường

xuyên, thì nó sẽ mang lại nhiều lợi lạc. Phật đã dạy rõ: “Cái tâm đã được kiểm
soát sẽ mang lại hạnh phúc đích thực, vì vậy hãy tu tập cho tốt cái tâm của mình
để có được những lợi lạc cao nhất”. Hãy nhìn xem xung quanh, chúng ta cũng
biết cách huấn luyện những con vật như voi, ngựa, trâu bò để dùng vào những
công việc mang ích lợi cho con người. Chỉ khi nào những con vật đó đã được
thuần luyện thì mới mang lại ích lợi cho mình.

Tâm cũng vậy, khi nào tâm được huấn luyện thì nó sẽ mang lại hạnh phúc,

lợi lạc và phúc lành cho mình. Tâm không được tu tập thì không hạnh phúc. Phật
và các thánh đệ tử cũng bắt đầu như chúng ta—từ những cái tâm chưa được tu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.