LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 156

khác, cố kéo nó về lại với đối tượng hơi thở. Cố dẹp bỏ hết tất cả mọi ý nghĩ và lo
toan. Đừng nghĩ gì hết—chỉ quan sát hơi thở. Nếu chúng ta nhận biết những ý
nghĩ ngay khi chúng khởi sinh và cố gắng quay trở lại chú tâm vào đối tượng
thiền (hơi thở), tâm sẽ trở nên yên tĩnh và yên tĩnh hơn. Khi tâm được bình an và
tập trung, buông bỏ sự chú tâm vào hơi thở; hơi thở không còn là đối tượng thiền
chính nữa. Lúc này người tu bắt đầu xem xét thân và tâm bao gồm năm uẩn
(khandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Xem xét năm uẩn ngay khi chúng đến và
đi, khi chúng khởi sinh và biến mất. Ta sẽ nhìn thấy rõ năm uẩn là vô thường,
rằng tính vô thường này khiến chúng là khổ, bất toại nguyện và không đáng để
chúng ta ước có. Chúng sinh và diệt theo đường lối của chúng—chẳng có cái ‘ta’
hay ‘linh hồn’ nào điều khiển thân tâm này cả. (Thân tâm chỉ là mớ năm uẩn sinh
diệt, có mất, biến đổi, vô thường liên tục trong từng giây khắc). Trong đó thực sự
chỉ có tính tự nhiên chuyển động theo lý nhân quả. Tất cả mọi thứ trên thế gian
đều có cùng bản chất không bền lâu, không ổn định, luôn biến đổi, bất toại
nguyện và không có một bản ngã hay linh hồn cố định nào bên trong đó. Sau khi
đã nhìn thấy toàn thể sự hiện hữu dưới ánh sáng này, sự ràng buộc và dính chấp
vào (tấm thân) năm uẩn sẽ từ từ phai biến. (Ta không còn chấp có một cái ‘ta’,
một ‘thân thể của ta’ hay một ‘tâm hồn cố định của ta’ nào nữa). Ta phá chấp
được là nhờ ta nhìn thấy những bản tính đích thực của thế giới (vô thường, khổ
và vô ngã). Sự nhìn thấy này được gọi là sự khởi sinh của trí tuệ.

Sự Khởi Sinh Của Trí Tuệ

Trí tuệ (paññā) là nhìn thấy sự thật từ những biểu hiện của thân và tâm. Khi

chúng ta dùng cái tâm đã được tu tập và đạt định để xem xét về tấm thân năm
uẩn, chúng ta nhìn thấy rõ rệt rằng thân và tâm là luôn luôn biến đổi, không ổn
định và không có linh hồn (vô thường, khổ và vô ngã). Chúng chỉ là những thứ
tùy theo những điều kiện khác nhau mà có và cũng tùy những điều kiện khác
nhau mà mất. Sinh diệt tùy duyên. Tất cả chỉ là hữu vi. Khi nhìn tất cả những thứ
hữu vi đó bằng trí tuệ thù chúng ta không còn chấp thủ hay chính chấp vào chúng
nữa. Dù tiếp nhận bất cứ thứ gì, ta cũng tiếp nhận một cách chánh niệm. Chúng ta
không quá mừng vui. Đến khi mọi thứ của ta tan rã hay biến mất, chúng ta không
quá đau buồn và khổ sở-- bởi chúng ta đã thấy rõ bản chất vô thường bên trong
tất cả mọi thứ trên thế gian. Khi chúng ta gặp bệnh tật đau đớn, chúng ta bình tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.