LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 171

đổi, rồi biến mất. Chúng là sinh diệt. Chúng là trống không. Chúng chẳng phải là
‘cái gì’ cả. Đây chính là đường lối của tất cả mọi thứ thuộc vật chất và mọi sự
thuộc tâm. Hướng về bên trong, có thân này và tâm này. Bên ngoài thì có cây cối,
dây leo và tất cả đường lối sinh diệt của tất cả mọi thứ theo quy luật tự nhiên của
vũ trụ. Đó là quy luật về sự không chắc-chắn, về sự sinh, trưởng, hoại, diệt.

Dù là cây, là núi, hay con vật, nó đều là Giáo Pháp, mọi thứ đều là Giáo

Pháp. Giáo Pháp ở đâu? Nói ngay ra, cái gì không phải là Giáo Pháp thì không có
mặt. Giáo Pháp là tự nhiên. Đây được gọi là Giáo Pháp Tuyệt Đối hay chân pháp
(Sacca Dhamma). Nếu ai nhìn thấy tự nhiên, người đó thấy Giáo Pháp; ai nhìn
thấy Giáo Pháp thì nhìn thấy tự nhiên. Nhìn thấy tự nhiên là hiểu biết Giáo Pháp.

Và do vậy, học nhiều giáo lý để làm gì trong khi thực tại rốt ráo của sự sống,

trong từng giây phút, trong từng hành vi của nó, chỉ là một vòng luân hồi sinh tử
bất tận? Nếu chúng ta chánh niệm và tỉnh giác rõ ràng khi đang ở trong mọi tư
thế [ngồi, đứng, đi, nằm], thì sự tự-hiểu-biết sẵn sàng phát sinh; đó là, sự hiểu
biết về sự thật Giáo Pháp đã có sẵn ngay tại đây và bây giờ.

Ngay trong hiện tại, Đức Phật, Phật đích thực, vẫn đang sống, bởi Phật

chính là Giáo Pháp, là Chân Pháp (Sacca Dhamma'). Và Chân Pháp, là phương
tiện giúp một người trở thành vị Phật, thì vẫn đang có mặt. Giáo Pháp chẳng bao
giờ mất đi ở đâu! Giáo Pháp giúp khởi sinh ra hai loại Phật: Phật trong thân này
và Phật trong tâm này.

''Giáo Pháp đích thực chỉ có thể được chứng ngộ bằng việc tu tập'', Đức Phật

đã từng nói với ngài Ananda như vậy. Ai nhìn thấy Phật là nhìn thấy Giáo Pháp.
Điều này nghĩa là sao? Trước kia chưa có vị Phật có mặt, trước đó chỉ có tu sĩ
Cồ-đàm Tất-đạt-đa (Siddhattha Gotama)

11

, và sau khi giác ngộ Giáo Pháp người

ấy trở thành Phật. Nếu chúng ta lý giải theo cách này thì Phật cũng giống chúng
ta. Khi chúng ta còn si mê, chúng ta còn là chúng sinh; khi chúng ta thức tỉnh và
giác ngộ Giáo Pháp, chúng ta cũng thành Phật. Nên chỗ này được gọi là Phật ở
trong tâm, hay Tâm Pháp (Nāma Dhamma).

Chúng ta phải chánh niệm về mọi thứ chúng ta làm, bởi chúng ta là kẻ thừa

tự của tất cả các nghiệp tốt và xấu của chúng ta. Làm điều tốt thiện, hưởng điều
tốt thiện. Làm đều xấu ác, lãnh điều xấu ác. Tất cả mọi chuyện phải làm là quan
sát tất cả mọi hành động của mình để hiểu biết về những nghiệp đang làm là gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.