LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 190

thận sống theo cách như vậy. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta
sống ‘vô tư’, không để tâm, không chú tâm; không cần phải ngồi thiền hay đi
thiền gì cả; và rồi quên hết việc tu tập của mình. Đó là sự chểnh mảng. Chúng ta
không thể chểnh mảng! Chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức, giống như con nhện
đợi bắt con mồi để làm thức ăn.

Đó là những gì chúng ta phải biết—ngồi và quán sát về con nhện. Chỉ cần

như vậy trí tuệ cũng khởi sinh ngay. Tâm chúng ta có thể ví như con nhện; những
trạng thái và tâm tưởng của chúng ta thì giống như những con côn trùng khác
nhau. Tất cả chỉ là vậy!. Khi các giác quan ‘chụp bắt’ các đối tượng và liên tục
kích thích cái tâm; khi bất kỳ giác quan nào tiếp xúc với thứ gì, nó liền lập tức
truyền đến cái tâm. Rồi cái tâm điều tra, xem xét đối tượng đó một cách thấu
suốt, sau đó tâm quay trở lại trung tâm. Đây là cách chúng ta sống (an trú)—tỉnh
thức, hành động với một sự chính xác và luôn luôn hiểu biết một cách chánh
niệm bằng trí tuệ. Chỉ cần như vậy và sự tu tập của chúng ta sẽ thành tựu.

Chỗ này rất quan trọng! Đó không phải là chúng ta phải ngồi thiền suốt ngày

suốt đêm, hoặc phải đi thiền suốt ngày suốt đêm. Nếu hiểu như vậy thì bạn đã tự
chuốc lấy khó khăn cho mình. Chúng ta cứ làm như có thể, tùy theo sức lực và
năng lực của mình, dùng khả năng của mình một cách phù hợp.

Điều rất quan trọng là phải biết rõ về tâm và các giác quan của mình. Biết rõ

cách nó sinh và diệt, cách nó đến và đi, cách nó khởi sinh và biến mất. Hiểu rõ
điều này một cách thấu suốt! Theo ngôn ngữ của Giáo Pháp chúng ta cũng có thể
nói rằng, giống như con nhện đang bẫy bắt những côn trùng khác nhau, tâm cũng
đang trói buộc các giác quan bằng lý “vô thường-khổ-vô ngã” (anicca-dukkha-
anattā
). Chúng có thể chạy đâu? Chúng ta ‘giữ’ chúng để làm thức ăn, những
thức ăn đó được giữ đó để làm thực dưỡng

18

. Như vậy là đủ; không cần phải làm

gì nữa, chỉ cần làm như vậy!.

(Ý là: chỉ cần hướng vào trung tâm, hướng về cái tâm của mình. Đối với mọi

đối tượng kích thích các giác quan và các giác quan truyền kích thích về tâm, tâm
chỉ cần ‘bắt lấy’ và quán xét bằng sự hiểu biết về lẽ thật “vô thường-khổ-vô ngã”;
và sau đó tâm trở lại vị trí trung ương của mình trong sự tĩnh lặng và tĩnh tại. Cứ
minh sát như vậy, giống như con nhện ở trung tâm mạng nhện đã làm).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.