LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 191

Đây là cách nuôi dưỡng (thực dưỡng) cho cái tâm của chúng ta, là thực

dưỡng cho người tỉnh giác và hiểu biết.

Nếu chúng ta biết được mọi thứ đó đều là vô thường, đều bị trói chặt trong

sự khổ và chẳng có thứ nào là ‘ta’ (vô thường, khổ và vô ngã), thì chúng ta có
điên khùng mới còn chạy theo thứ đó nữa! Nếu chúng ta không thấy rõ bản chất
của mọi thứ theo cách này, chúng ta còn bị khổ hoài. Khi chúng ta nhìn kỹ và
nhìn thấy mọi thứ đích thực là vô thường, thì ngay cả chúng trông có vẻ chắc
chắn, ngon lành, đáng chạy theo đi nữa, chúng đích thực không phải là như vậy.
Sao chúng ta còn tham muốn những thứ đó trong khi ta đã biết rõ bản chất của
chúng là khổ đau và đau khổ? Chúng không phải là ‘ta’, không phải là ‘của ta’,
chẳng có gì thuộc về ‘ta’ hay ‘của ta’ gì hết. Vậy thì mình chạy theo chúng làm
gì? Mọi khó khổ sẽ chấm dứt ở đây (khi chúng ta không còn chạy theo thứ gì ở
thế gian nữa). Đây chính là chỗ kết thúc khổ. Chứ còn chỗ nào khác để làm việc
này?

Chỉ cần nhìn vào con nhện và quay vào trong bên trong tâm mình. Khi tâm

đã nhìn thấy bản tính vô thường-khổ-vô ngã, nó sẽ buông bỏ mọi thứ và giải tỏa
chính nó. Nó không còn dính theo khổ hay sướng. Đây chính là thực dưỡng của
cái tâm của người đang tu tập và đang thực sự huấn luyện tâm mình. Chỉ có vậy,
đơn giản là vậy! Bạn không cần tìm kiếm ở nơi nào! Do vậy, dù bạn có đang làm
gì, bạn đang ở đâu, không cần phải bận tâm này nọ. Bằng cách thực hành theo lý
như vậy, động lực và năng lượng tu tập của bạn sẽ tiếp tục tăng trưởng và chín
chắn.

Trốn Thoát

Động lực (cái đà) tu tập như vậy sẽ giúp chúng ta đi đến và đạt đến sự tự do

giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta hiện chưa thể thoát khỏi vòng sinh
tử đó bởi vì chúng ta vẫn còn dính chấp vào tham muốn và dục vọng. Chúng ta
không còn làm những việc bất thiện thất đức, nhưng như vậy thì chúng ta chỉ mới
sống được đúng theo Giáo Pháp về mặt giới hạnh mà thôi. Ví dụ nhiều người vẫn
còn tụng niệm cầu xin cho mình khỏi bị chia cách với những người mình yêu
thương và những thứ gì yêu thích. Kiểu tụng niệm đó cứ như con nít. Đó là cách
và ý của những người còn chưa chịu buông bỏ.

Bản chất tham dục của con người là: muốn mọi thứ trở thành theo cách mình

muốn chứ không muốn mọi thứ theo cách tự nhiên của chúng. Chúng ta cứ muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.