LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 188

Trong tu tập, chúng ta có các giác quan (sáu căn) làm công cụ, nếu biết dụng

chúng một cách đúng đắn, trí tuệ sẽ khởi sinh và chúng ta trở nên giác ngộ Giáo
Pháp. Đây là điều mà tất cả mọi thiền sinh phải nên tâm niệm. (Đây là lý tu
hành). Nếu chúng ta không nhìn ra lý này, chúng ta cứ lẩn quẩn, loay hoay, xung
khắc với sự tu hành của mình.

Do vậy, chúng tôi sống ở nơi tĩnh mịch trong rừng núi, chúng tôi tiếp tục tu

tập những cảm thọ vi tế và chuẩn bị nền tảng cho việc tu dưỡng trí tuệ. Đừng
nghĩ rằng sống tu ở trong rừng tâm được bình an là đủ, là tu xong. Đó không phải
là mục tiêu! Hãy luôn nhớ rằng mọi sự ta làm và tu tập là để gieo trồng những hạt
giống trí tuệ.

Khi trí tuệ chín muồi và ta bắt đầu hiểu biết theo đúng lẽ thật của thế giới thì

ta sẽ không còn trồi lên hụp xuống theo mọi sự xảy ra trong sự sống của ta. Thói
thường, khi ta có một trạng thái dễ chịu, chúng ta phản ứng theo một cách; khi
chúng ta có một trạng thái khó chịu, chúng ta phản ứng theo một cách khác. Khi
chúng ta thích cái gì, chúng ta vui lên; khi chúng ta không thích cái gì, chúng ta
xìu xuống. Cứ như vậy, chúng ta cứ luôn xung khắc với những kẻ thù. Khi mọi
thứ không còn đối nghịch với chúng ta, mọi thứ trở nên ổn định và cân bằng.
Chẳng còn gì lên và xuống, vui và buồn, cao và thấp, thích hay ghét, sướng và
khổ gì gì nữa. Chúng ta hiểu rõ những lẽ thực của thế giới và biết rõ đó chỉ là
cách mọi thứ diễn ra theo tự nhiên. (Còn lên xuống, buồn vui, sướng khổ, thích
ghét...chỉ là do cái cảm nhận của thân (thân thọ) và nhận thức của tâm (tâm
tưởng) của chúng ta mà thôi). Đó chỉ là ''pháp của thế gian''.

''Pháp thế gian'' (dhamma)

16

thay đổi để trở thành con đường ''đạo''

17

. Pháp

thế gian có tám cách. Con đường đạo (Bát chánh đạo) cũng có tám phần. Hễ khi
nào còn những pháp thế gian thì vẫn còn có con đường đạo. Khi chúng ta sống
với sự hiểu biết rõ ràng, thì tất cả mọi trải nghiệm thế tục của chúng ta trở thành
sự thực hành của con đường tám phần (Bát chánh đạo) đó. Khi sự hiểu biết đúng
đắn (chánh kiến) khởi sinh, sự giải thoát (khỏi khổ đau) đang nằm ngay trước mắt
chúng ta. Chúng ta không thể nào tìm thấy sự giải thoát bằng cách chạy đi tìm
kiếm chỗ kia chỗ nọ!

Do vậy, đừng cố hấp tấp hay cố ép sự tu tập của mình. Cứ thiền tập một cách

nhẹ nhàng, từ từ, từng bước, từng bước. Đối với sự bình an, nếu bạn được bình
an, chấp nhận nó. Nếu bạn không được bình an, chấp nhận nó. Đó là bản tính tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.