LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 187

Thói thường, khi các giác quan bị kích thích chúng ta bị kích động và các

giác quan trở thành những kẻ quấy động chúng ta. Chúng quấy động chúng ta vì
chúng ta vẫn là những kẻ ngu và không có trí tuệ để xử lý chúng. Nhưng thực ra,
chúng là những người thầy của chúng ta, nhưng, lại nữa, do chúng ta còn ngu si,
nên chúng ta không nhìn thấy điều đó. Trước kia chúng tôi tu sống ở phố chợ
nhưng chúng tôi chẳng nghĩ ra các giác quan có thể dạy chúng tôi. Khi đó trí tuệ
vẫn chưa có nên chúng tôi cứ coi những giác quan và những đối tượng giác quan
là những kẻ thù của chúng tôi, kẻ thù của người tu hành. Khi đã có trí tuệ, các
giác quan không còn là kẻ thù của chúng tôi nữa, mà trở thành cánh cửa để đi đến
trí tuệ minh sát và sự hiểu biết rõ ràng.

Ví dụ về con gà rừng ở trong khu rừng này. Chúng ta đều biết gà rừng rất sợ

người. Tuy nhiên sống lâu ở đây, tôi có thể dạy chúng và học được nhiều từ
chúng. Lúc đầu tôi rãi gạo ra cho chúng ăn, chúng còn sợ và không dám đến gần.
Sau này những con gà thấy quen và đến ăn và hằng ngày vẫn đến chờ để được rãi
đồ ăn. Bạn thấy không, chúng ta học được điều ở đây—ban đầu gà tưởng gạo là
thứ nguy hiểm với chúng. Thực tế thì không có nguy hiểm gì trong gạo hết. Sau
này gà biết được nên đến ăn tự nhiên.

Gà rừng học cách như vậy một cách tự nhiên. Sống trong rừng chúng tôi

cũng học cách như vậy. Trước kia chúng tôi nghĩ các giác quan là vấn đề khó
khăn, và chúng tôi không biết cách dụng chúng, cho nên chúng mới quấy động
chúng tôi. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm chúng tôi bắt đầu học cách sống thuận theo
với lẽ thật. Chúng tôi học cách dụng theo các giác quan như cách những con gà
học cách quen dần với gạo, với người. Khi các giác quan không còn đối nghịch
với chúng tôi nữa thì vấn đề khó khăn không còn nữa.

Khi nào chúng ta còn nghĩ, suy xét, điều tra và hiểu biết một cách sai lạc, thì

mọi sự sẽ đối nghịch với chúng ta. Nhưng khi chúng ta bắt đầu suy xét, điều tra
một cách đúng đắn, thì sự trải nghiệm của ta sẽ mang lại trí tuệ và sự hiểu biết rõ
ràng, cũng giống như những con gà rừng sau đó đã hiểu được sự thật về gạo, về
người. Tu tập theo cách như vậy được gọi là sự ''minh sát'' (vipassanā). Chúng ta
nhìn thấy và hiểu biết sự thật một cách rõ ràng, một cách minh bạch và minh
mẫn, đó là trí tuệ minh sát của chúng ta. Những con gà hiểu ra sự thật về người,
về gạo, đó là trí tuệ của chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.