LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 186

thì chẳng có gì là thuộc cái 'ta' cả. Hiểu ra như vậy thì mọi sự khó khổ cũng đâu
còn. Khổ cũng được diệt. Chẳng có ‘ai’ bị dính khổ, vậy thì đâu có cái ‘ai’ nào
phải chịu khổ?

Khi khổ khởi sinh, chúng ta dính theo sự khổ và do vậy chúng ta mới thực

thụ bị khổ. Tương tự, khi sướng khởi sinh, chúng ta dính theo sự sướng và do đó
chúng trải nghiệm sự sướng. Do sự dính chấp theo những cảm giác như vậy làm
khởi sinh cái khái niệm về một cái 'ta' (ngã) và do đó những ý nghĩ về cái 'ta'
(chúng ta, họ, anh kia, bà kia, ông A...) tiếp tục hiển hiện. Rắc rối là từ đó. Đó là
nơi tất cả bắt đầu và rồi chúng mang chúng ta đi quay cuồng trong vòng luân hồi
sinh tử bất tận.

(Nếu không có khái niệm cái ‘ta’ (ngã kiến, ngã chấp) thì không có gì.

Chính do có ý nghĩ cái ‘ta’ nên mới sinh ra mọi thứ cảm giác sướng, khổ, buồn,
vui, nóng, lạnh, tranh đấu, tham, sân... Ngã kiến và ngã chấp chỉ là một sự si mê,
ngu mờ mà thôi.)

Do vậy, chúng tôi cần đến để thiền tập và sống theo Giáo Pháp. Chúng tôi

rời bỏ nhà cửa, cha mẹ, anh em để vào sống trong rừng và tìm thấy sự bình an.
Chúng tôi xuất gia đi tu là để hài lòng với bản thân mình, chứ không phải vì sợ
hãi, sợ chết, hay vì trốn chạy. Nhưng một số người sống tu quen trong rừng và
dần dà bị dính chấp theo lối sống trong rừng; cũng giống như những người ở phố
thị thì bị dính theo lối sống phố thị. Họ đánh mất lối sống của mình theo phố thị
khi ở phố thị, họ đánh mất lối sống của mình theo rừng khi ở trong rừng.

Đức Phật khen ngợi việc vô sống trong rừng vì đó là nơi yên tĩnh để dễ tu

tập giải thoát. Tuy nhiên, Phật không phải muốn chúng ta bị dính hay phụ thuộc
vào lối sống ở rừng, hoặc thậm chí bị dính hay tham đắm vào sự tĩnh lặng và bình
an mà chúng ta có được khi ở trong rừng. Mục tiêu chúng ta đến đây là tu tập để
trí tuệ khởi sinh.
(Đó là mục tiêu của việc tu hành và thiền tập). Ở trong rừng này,
chúng tôi có thể cày cấy, gieo trồng hạt giống trí tuệ. Sống ở nơi phố thị đông đúc
ồn ào những hạt giống đó khó mọc lên được. Nhưng sau thời gian chúng tôi tu
sống trong rừng, chúng tôi có thể trở lại phố thị và có thể sống hài lòng với cảnh
trần ở đó và hài lòng với những kích thích giác quan khi ở đó. Sống tu trong rừng
có nghĩa là làm cho trí tuệ khởi sinh và phát triển. Sau đó, chúng ta có thể dụng
những trí tuệ đó ở bất cứ nơi đâu chúng ta đi đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.