LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 184

biết đó chỉ là sướng. Khi trải nghiệm khổ, chỉ cần biết đó chỉ là khổ. Đừng đánh
giá hay “để tâm” theo một cảm nhận hay trạng thái nào cả. Bạn không biết rằng,
mọi thứ chỉ là vậy, hễ có lớn là có nhỏ, có nhỏ là có lớn. Không cần phải bận tâm
đối đãi. Bạn chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề, do vậy chẳng bao giờ chấm dứt
được mọi sự trong tâm.

Mọi thứ đều có hai mặt; ta phải nhìn cả hai. Rồi, khi sướng khởi sinh, ta

không bị lạc tâm; khi khổ khởi sinh, ta không bị lạc tâm. Khi sướng khởi sinh, ta
không quên khổ, bởi vì sướng chỉ là mặt kia của khổ, chúng tương quan với nhau.

Ví dụ, thức ăn là có lợi cho tất cả sinh vật để duy trì cơ thể và sự sống.

Nhưng thực ra thức ăn cũng chính là nguồn độc hại, vì tất cả những bệnh tật cũng
phần lớn do thức ăn mà ra. (Ăn ít cũng bệnh, ăn nhiều cũng bệnh. Ăn không đúng
cách càng bệnh nhanh hơn, nặng hơn. Thực ra đa số những món ngon, béo, ngọt,
cao lương mỹ vị thường là những món gây ra các bệnh nặng). Khi ta nhận biết sự
thuận lợi của thứ gì, ta cũng nhận biết luôn sự khó khổ mà thứ đó mang lại, và
ngược lại. Mọi thứ đều có hai mặt. Khi bạn đang thù ghét, sân hận, bạn nên quán
niệm về tình thương, lòng từ bi và sự hiểu biết cùng là đồng loại. Theo cách như
vậy, ta sẽ trở nên được cân bằng hơn, và tâm ta sẽ được an định hơn nhiều.

Gió Động hay Phướn Động

Có lần tôi đọc một quyển sách của Thiền Tông. Trong Thiền Tông, họ

không dạy bằng nhiều chữ nghĩa ngôn từ. (chủ trương bất lập văn tự). Chẳng hạn,
khi một thiền sinh ngủ gục khi đang thiền, người thầy đến “quất” một roi xuống
lưng. Khi thiền sinh ngủ gục bị đánh, anh ta nhận ra lỗi của mình, và cảm ơn
người thầy hay người quản thiền đã đánh mình. Trong Thiền Tông, một người tu
được dạy phải nên biết ơn với tất cả mọi cảm thọ vì chúng là cơ hội để mình tu
tập tiến bộ.

Một lần có một nhóm nhà sư đang ở trong thiền đường. Bên ngoài sảnh có

một tấm phướn (cờ vải) đang bay phất phơ trong gió. Có hai nhà sư tranh luận
với nhau, một nhà sư nói đó là do gió động, nhà sư kia thì nói là do phướn động.
Họ cứ cãi nhau như vậy mà không ai chịu đồng ý với người kia. Họ bèn hỏi vị sư
thầy (đó là Lục tổ Huệ Năng của Thiền Tông Trung Hoa), Huệ Năng liền nói:
''Chẳng ai đúng cả. Không phải gió động cũng không phải phướn động, mà là tâm
của hai thầy động thôi''.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.