LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 226

Khi ta đi đến nhìn thấy tính ‘vô thường, khổ và vô ngã’ bên trong ta, trong

tấm thân và tâm này, trong thế giới này, thì lúc đó chúng ta sẽ thấy một loại sự
chán-bỏ khởi sinh trong tâm. Nó không phải là sự chán bỏ chán chường thông
thường, không phải là sự chán nhìn, chán ăn, chán làm... mang tính tiêu cực theo
nghĩa thông thường. Những cái chán đó không phải là sự chán bỏ thực sự, vì
trong đó vẫn còn cả đống dính mắc và ràng buộc và tham chấp, vì trong đó người
chán vẫn chưa hiểu biết gì về những lẽ thực của sự sống. Trong những cái chán
thông thường, chúng ta vẫn còn tức giận, ghét bỏ, sân, si và vẫn còn dính chấp
vào những thứ làm chúng ta khổ sở và chán chường.

Loại chán-bỏ mà Đức Phật đã nói là một tình trạng chán-bỏ không có sân

giận, tham chấp hay tham dục gì trong đó. Sự chán-bỏ đó khởi sinh từ việc nhìn
thấy mọi sự thể và mọi sự sống đều là vô thường. Khi cảm giác dễ chịu khởi sinh,
chúng ta nhìn thấy và biết nó không tồn tại lâu. Đó là sự chán bỏ ta có được. Đó
là sự chán-bỏ, sự từ bỏ (nibbidā), sự không còn mê chấp vài thứ gì trên thế gian.
Điều đó có nghĩa là không còn dính líu với dục vọng và si mê nữa. Chúng ta nhìn
thấy chẳng có thứ gì đáng để tham muốn nữa. Dù mọi sự có làm ta vui hay buồn,
có làm ta sướng hay khổ, có diễn ra theo ý ta hay không... điều đó cũng chẳng
ảnh hưởng gì đến ta, vì chúng ta không nhận chúng là gì của ‘ta’ cả. Chúng ta
chẳng coi chúng là một chút giá trị nào. Đó chỉ là những thứ vô thường, có rồi
mất, đến đi, sinh diệt, phù du, tạm bợ, bất toại nguyện.

Tu tập theo hướng tâm như vậy không tạo ra lý do để mọi thứ gây khó khổ

cho chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy khổ đau và đã nhìn thấy sự chạy theo (dính
chấp) những trạng thái tâm không thể nào tạo ra niềm hạnh phúc đích thực nào.
Cách đó chỉ tạo ra sự dính mắc và ràng buộc và tham đắm vào những thứ hạnh
phúc và bất hạnh, sướng và khổ, và dính chấp theo sự thích và không thích vốn là
nguồn gốc của mọi sự khổ. (Còn dính chấp là còn khổ). Khi chúng ta còn chấp nê
đối đãi như vậy, chúng ta không có được một thái độ bình-tâm và buông-xả đối
với mọi sự. Ta cứ dính líu, thích trạng thái này, ghét trạng thái kia; tham chỗ này,
sân chỗ kia. Nếu chúng ta cứ thích và không thích thì hạnh phúc và bất hạnh cũng
đều là khổ. Đây là loại gông cùm tạo ra khổ đau. Đức Phật dạy bất cứ thứ gì bản
thân nó là bất toại nguyện thì sẽ gây khó khổ cho chúng ta.

Tứ Diệu Đế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.