LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 234

Tôi tự nghĩ: ''Khi người ta thực hành Giáo Pháp thì không có giới hạn nào

cho những sự việc có thể xảy ra''. (Có nhiều sự việc và trạng thái rất kỳ diệu đều
có thể xảy ra đối với người tu).

Vậy, cứ tu tập, đừng ngưng, đừng bỏ dở. Đừng chạy theo những tâm trạng

hay cảm giác của mình. (Đừng dính theo thói tâm là: nôn nóng, chán chường,
lười biếng, bi quan, thấy khó, hứa hẹn ngày sau sẽ tu lại...). Cứ làm ngược lại với
thói tâm của mình. Cứ tu tập khi mình thấy siêng năng và cứ tu tập cả khi mình
thấy lười biếng, chán nản. (Đó là cách tu tập, chẳng có bí quyết nào khác!). Tu
tập khi đang ngồi và tu tập khi đang đi. Tu tập khi đang nằm; khi nằm, tập trung
sự chú tâm vào hơi-thở và tự nói với mình rằng: ''Tôi sẽ không vùi mình vào cảm
giác sướng khoái khi nằm''. Dạy tâm mình như vậy. Khi nào thức dậy thì ngồi dậy
ngay, và tiếp tục nỗ lực thực hành.

Khi ăn, tự nói với mình: ''Ta ăn thức ăn này, không phải vì tham dục thèm

khát, mà coi nó như thuốc để nuôi dưỡng thân này một ngày và một đêm, chỉ để
ta có thể tiếp tục tu tập''.

Khi bạn nằm xuống thì dạy tâm mình ngay. Khi bạn bắt đầu ăn thì dạy tâm

mình ngay. Giữ đúng thái độ đó một cách thường trực. Nếu bạn sắp đứng dạy thì
tỉnh giác về việc đó. Nếu bạn sắp nằm xuống, tỉnh giác về việc đó. Khi đang làm
bất cứ việc gì, tỉnh giác về việc đó. Khi nằm xuống để ngủ, nằm nghiêng bên phải
và chú tâm vào hơi thở, dùng niệm chú 'Buddho' (Đức Phật) cho đến khi bạn ngủ
đi. Làm như vậy thì khi bạn thức dậy thì cứ như Đức Phật vẫn luôn ở đó trong
suốt thời gian bạn ngủ, không hề bị gián đoạn. Để có được sự bình an, để cho sự
bình an khởi sinh, để cho tâm được bình an, ta cần phải luôn luôn chánh niệm
mọi lúc mọi nơi (từ sau khi thức dậy cho đến trước khi ngủ). Đừng nhìn vào
người khác. Đừng để ý hoặc xía vô chuyện người khác; chỉ cần để ý quan tâm
đến việc của mình.

Khi bạn thực tập việc ngồi thiền, ngồi thẳng lưng; đừng chúi đầu về trước,

đừng ngả đầu ra sau. Giữ một tư thế ngồi thăng bằng và cân bằng, giống như
tượng Phật vậy. Tập làm như vậy rồi thì tâm ta sẽ trong sáng và sáng tỏ.

Cố chịu giữ tư thế ngồi càng lâu càng tốt cho đến khi không còn chịu được

nữa thì mới nhích đổi tư thế. Nếu ngồi bị đau, cứ để nó đau. Đừng vội vàng loay
hoay chuyển đổi tư thế. Đừng bao giờ lụp chụp, nản chí, đừng bao giờ nghĩ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.