thức của những pháp môn trường phái khác nhau, thì những thứ đó cũng chẳng
hề dẫn dắt ta đến sự thật chân lý. Rồi cuối cùng ta cũng thấy chán ngán, bất mãn
mà thôi. Cuối cùng các thầy cũng thấy rằng: chỉ bằng cách dừng lại và quán xét
cái tâm của mình thì ta mới có thể tìm thấy những sự thật mà Đức Phật đã chỉ ra.
Không cần phải đi tìm kiếm từ bên ngoài. Rốt cuộc rồi ta cũng phải quay lại đối
diện và nhìn vào bản chất đích thực của chính mình. Chính tại đây ta mới có thể
hiểu biết về Giáo Pháp.
Hỏi:
Con thưa thầy, rất nhiều lần con thấy nhiều Tỳ kheo ở đây không tu tập gì.
Họ có vẻ tà tà lơ là và không chánh niệm. Điều này làm con băn khoăn.
Trả lời:
Để ý dòm ngó đến những người khác là điều không đúng. Điều này sẽ
không giúp thầy tu tập tốt. Nếu thầy thấy băn khoăn, khó chịu, hãy quán sát sự
khó chịu đang có mặt trong tâm mình. Nếu những người khác không giữ tốt
thanh quy giới luật thanh ở đây, hoặc họ không phải là những tu sĩ tốt thì điều đó
cũng không phải để cho thầy phán xét. Thầy sẽ không phát huy được trí tuệ nào
từ việc để ý dòm ngó những người khác. Giới luật Tỳ kheo là một công cụ dùng
để trợ giúp cho việc tu thiền của chúng ta. Nó không phải là vũ khí chúng ta dùng
để chỉ trích, phê bình hay bắt lỗi người khác. Không ai có thể tu tập giùm cho ta,
hoặc ta cũng chẳng bao giờ tu tập tu sửa giùm cho người khác. Chỉ cần chánh
niệm về những việc của mình. Đây mới chính là cách tu tập.
Hỏi:
Thưa thầy, con đã cực kỳ cố gắng cẩn thận để tu tập sự kiềm chế giác quan
(các căn). Con luôn giữ mắt nhìn thấp và chánh niệm vào mọi hành động nhỏ
nhất của mình. Chẳng hạn, khi ăn con ăn chậm rãi và cố nhìn xem từng sự tiếp
xúc: nhai, nếm, nuốt... Con chánh niệm từng bước một cách ý thức và kỹ càng.
Như vậy con có đang tu tập đúng đắn không?
Trả lời: