như phải ăn từ bình bát khất thực của mình, giúp cho chúng ta càng thêm chánh
niệm về thức ăn như là thuốc để dưỡng thân (chứ không phải để thỏa mãn tham
muốn ăn uống, khoái lạc). Nếu chúng ta không còn những ô nhiễm và thèm muốn
khoái lạc, thì ăn cách nào cũng không còn là vấn đề. Nhưng ở đây chúng ta dùng
hình thức này để giúp cho việc tu tập của chúng ta hiệu quả hơn. Thực ra Đức
Phật đã không đưa 13 giới luật khất sĩ khổ hạnh vào Giới Luật Tỳ Kheo như là
những điều bắt buộc; 13 giới khất sĩ khổ hạnh là nằm ngoài, là để tự chọn. Phật
chỉ gợi ý và các Tỳ kheo nào thực sự muốn tu tập nghiêm túc và mau tiến bộ thì
tự chọn thêm 13 giới luật khất sĩ khổ hạnh đó để kiềm chế các ô nhiễm trong các
hành động ăn, uống, ngủ, nghỉ của mình. Nếu ai không thích chọn thì thôi. Đừng
để ý người khác tu tập ra sao. Hãy tự quan sát tâm của mình và nhìn xem điều gì
là lợi lạc cho mình. Ví dụ, điều luật rằng chúng ta ở đây phải chấp nhận bất kỳ
căn lều (cốc) nào được phân cho mình là một quy định có ích cho người tu ở đây.
Nó giúp các tu sĩ không bị dính chấp vào nơi ở của mình. (Khác với những nơi
khác, các thầy tu coi cái cốc, cái phòng, hay chùa của mình như là ‘nhà’ của mình
hay ‘tài sản’ của mình vậy. Họ thậm chí không muốn ai vào đó ở hoặc không
muốn chia sẻ với bạn tu hoặc thậm chí không muốn rời đi khỏi chỗ đó. Điều đó là
sự dính mắc ràng buộc, một dạng tham dục). Ở đây, nếu tu sĩ nào đi nơi khác (vì
học hành, vì Phật sự) và quay về, họ phải nhận một kuti (cốc, phòng) khác. Đây
là cách tu tập của chúng tôi ở đây—không dính mắc vào bất cứ thứ gì.
Hỏi:
Thưa thầy, quy định là phải bỏ tất cả thức ăn vào trong bình bát rồi mới ăn.
Nếu quy định này là quan trọng, vậy tại sao thầy không làm theo đúng như vậy
để làm gương cho các học trò ở đây?
Trả lời:
Đúng rồi, một sư thầy phải nên làm gương cho các học trò noi theo. Tôi
không buồn gì khi thầy chỉ trích tôi như vậy. Thầy cứ việc hỏi những điều thầy
thắc mắc. Nhưng điều quan trọng là đừng nên dính chấp vào sư thầy hay sư phụ.
Nếu bề ngoài tôi tuyệt đối hoàn thiện, thì điều đó chắc sẽ là tệ hại. Vì nếu tôi
tuyệt đối hoàn thiện thì mọi người sẽ quá ràng buộc theo tôi, suốt ngày dính chấp
vào sư phụ. Ngay cả Đức Phật đôi lúc nói với các đệ tử làm như vầy, nhưng bản
thân Phật thì lại làm khác đi. Sự nghi ngờ của thầy về sư phụ như vậy là có thể