LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 256

Vậy là tốt. Cứ làm cho tâm được bình an và tập trung (định). Dùng sự định

tâm đó để quán xét thân và tâm. Khi tâm không được bình an thì vẫn cứ quán sát
nó. Rồi thầy sẽ biết sự bình an thực sự là gì. Tại sao? Bởi lúc đó thầy sẽ thấy
được tính vô thường. Ngay cả sự bình an bạn cũng thấy ra nó là vô thường. Do
vậy, nếu ta dính chấp vào trạng thái bình an của tâm thì chúng ta sẽ bị khổ mỗi
khi tâm không được bình an. Ta sẽ bị khổ khi không có những trạng thái bình an
đó. Cứ buông bỏ mọi thứ, ngay cả đó là sự bình an.

Hỏi:

Có lần con nghe thầy nói rằng thầy sợ nhất những đệ tử tu tập quá siêng

năng, vậy là sao?

Trả lời:

Đúng rồi. Tôi sợ. Tôi sợ họ quá nghiêm túc, nghiêm trang. Họ cố tu hết sức,

nhưng trí tuệ thì không có. Họ tự đẩy mình vào sự khổ một cách không cần thiết.
Một số các thầy đã nhất tâm nhất nguyện phải tu để được giác ngộ. Họ nghiến
răng, nhắm mắt, gồng mình tu tập suốt ngày đêm. Tu quá mức. Tất cả mọi người
đều giống nhau: Họ không hiểu bản chất của mọi thứ hữu vi (sankhārā). Tất cả
mọi thứ tạo-tác (hữu vi, hành), tâm và thân, đều là vô thường. Chỉ cần quan sát
nhìn và không dính mắc vào mọi thứ. Những người khác nghĩ rằng họ hiểu biết.
Họ khen chê, họ nhìn xem, họ đánh giá. Cũng chẳng sao. Họ có quyền có những
ý kiến. Sự phân biệt đối đãi là nguy hiểm. Giống như con đường với nhiều khúc
cua gấp. Nếu chúng ta cứ nghĩ những người khác là tốt hơn mình, tệ hơn mình,
hay giống mình, thì chúng ta đã cua lệch bánh xe khỏi con đường. Nếu chúng ta
còn phân biệt đối đãi, chúng ta sẽ còn khổ hoài.

Hỏi:

Con đã thiền tập nhiều năm. Tâm của còn mở rộng và bình an trong mọi

hoàn cảnh sống. Bây giờ con muốn quay lại tu tập những tầng thiền định thâm
cao. Như vậy có được không, thưa thầy?

Trả lời:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.