LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 29

7

Như Vậy Cũng Tốt

Cách nhìn của Ajahn Chah. Khi những người phương Tây bắt đầu đến chùa

Wat Pah Pong

2

, nhà sư người Mỹ là Tỳ kheo Sumedho là người phiên dịch và chỉ

dẫn cho họ. Sau đó vài năm, Sumedho chuyển qua Ấn Độ. Một Tỳ kheo trẻ người
Mỹ đã theo tu học với thiền sư Ajahn Chah được hai năm được thay thế vào công
việc phiên dịch. Một ngày nọ có một số người từ căn cứ không quân Mỹ ở Ubon

3

đến xin được giảng giải về Phật giáo, và nhiệm vụ phiên dịch rơi vào người phiên
dịch mới này.

Sau giờ giảng pháp, đến buổi chiều thầy Ajahn Chah cũng còn ở đó, nhưng

vì lý do nào đó thầy không tiếp tục giảng pháp nữa. Thay vì vậy, thầy gợi ý cho
vị Tỳ kheo này. “Thầy có biết về “bác sĩ dự phòng” không?”. Vị Tỳ kheo phiên
địch trả lời là không biết.

Ajahn Chah tiếp tục: “Có bác sĩ chính quy và bác sĩ dự phòng. Bác sĩ chính

quy thì đi học trường y và được dạy về tất cả những gì một bác sĩ cần phải làm
được. Nhưng khi không có bác sĩ chính quy, ví dụ như ở làng này, người nào đó
phải thay thế như bác sĩ dự phòng. Bác sĩ dự phòng

có thể tiêm thuốc, lau rửa

băng bó vết thương, cho thuốc. Đó là bác sĩ dự phòng.”

Nghe xong, vị Tỳ kheo đã tự mình thuyết giảng về Phật giáo một cách trôi

chảy cho nhóm người nghe, và những Tỳ kheo khác thì giúp thầy ấy thu nhận
những câu hỏi và cùng nhau góp ý để thầy ấy trả lời. Trở về tu viện tối đó, trong
khi đi thiền, từng câu chữ thuyết giảng cứ chạy lại trong tâm trí vị thầy ấy. Hôm
sau, thầy ấy đến kể lại cho thầy Ajahn Chah: “Cuộc pháp thoại hôm qua cứ diễn
ra lại suốt đêm trong tâm trí của con”.

Thầy Ajahn Chah cười và nói: “À, như vậy cũng tốt [một trong những câu

thầy hay nói]. Nó cho con nhìn thấy sự vô thường, khổ, và vô ngã.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.