LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 27

Ví dụ bạn có một cái bình đẹp và cảm thấy thích nó. Nhưng bản thân nó vẫn

là vậy, bàng quan, chẳng dính gì đến việc bạn thích nó hay không. Chỉ là do bạn
thích nó, quý nó, hay chết sống với nó gì gì đó mà thôi. Bạn có ghét nó thì nó vẫn
là cái bình đó. Khi bạn khởi tâm thích hay ghét, bạn dính mắc vào nó. Chúng ta
thường định kiến cái này tốt hoặc xấu. “Tốt” cũng là vấn đề. “Xấu” cũng là vấn
đề. Cả hai đều là những ô nhiễm.

Chúng ta không cần phải chạy trốn khỏi mọi thứ; chúng ta chỉ cần nhìn vào

và suy xét ngay điểm này. Vấn đề ở đây là cách của tâm. Khi chúng ta thích cái
gì, đối tượng vẫn là như vậy. Khi chúng ta ghét cái gì, đối tượng đó cũng là như
vậy, chẳng bị ảnh hưởng gì vì sự ghét của ta. Chỉ có ta là điên khùng, tất cả chỉ là
vậy.

Ta cứ nghĩ thứ này là tốt, ta nhìn thứ kia là tuyệt vời, thực ra đó chẳng qua

chỉ là những ý tưởng của ta mà thôi. Nếu ta tự tỉnh giác (hiểu biết rõ ràng), ta sẽ
nhận ra tất cả mọi thứ đều như nhau. (Mọi thứ đều không phải vậy, luôn thay đổi
và vô thường, chỉ là giả tạm, không chắc chắn).

Nếu chúng ta nhìn thấy rõ ràng (tự tỉnh giác), mọi thứ đều như nhau. Khi

bạn có tham dục, bạn muốn có thứ gì là “của ta” và không phải “của người khác”,
vậy là có xung khắc. Khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ là như nhau, chúng ta không
thấy chúng thuộc về ai—chúng chỉ là những điều kiện có mặt theo lẽ tự nhiên của
chúng. Dù là thức ăn ngon hay dở thì cũng chẳng khác nhau, khi nó đã vào bụng
hoặc thải ra ngoài thì chẳng ai còn muốn lấy lại nó hay quan trọng gì về nó nữa.
Chẳng ai tranh dành nhau nữa. (Ngon hay dở thì giờ cũng là phân).

Khi chúng ta nhận biết tất cả mọi thứ theo một pháp này (một chân lý, một

tiêu chuẩn nhận biết, một dhamma), rằng tất cả mọi sự thể trên đời có cùng bản
chất, thì chúng ta buông tay, chúng ta đặt xuống, không còn nắm giữ gì nữa. Ta
nhìn thấy chúng chỉ là trống không và ta không còn thích hay ghét gì chúng nữa;
ta được bình an. Do vậy, “Niết-bàn là sự bình an cao nhất, niết-bàn là sự trống
không tột cùng.”

Hãy nghe điều này. Hạnh phúc trên thế gian không phải là hạnh phúc cao

nhất và tột cùng. Cái chúng ta tưởng tượng là về trống không không phải là sự
trống không tột cùng. Sự trống không tột cùng đồng nghĩa với sự chấm dứt mọi
ràng buộc và dính chấp. Nếu có hạnh phúc tột cùng, thì có sự bình an. Nhưng sự
bình an chúng ta từng biết và từng có trên đời này không phải là tột cùng. Hạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.